Nhiều doanh nghiệp Canada kêu gọi chính phủ gia hạn viện trợ

16:03 23/07/2021

Richard Vanderlubbe, chủ sở hữu công ty du lịch Canada Tripcentral.ca, đã phải cắt giảm nhân viên đang hoạt động xuống còn khoảng 15% tổng số lao động và đóng cửa tất cả các địa điểm kể từ khi đại dịch vi-rút Corona hoành hành, mặc dù công ty này vẫn nhận được trợ cấp lương và khoản vay kinh doanh.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: reuters)

Khi nền kinh tế Canada dần dần mở cửa trở lại, chính phủ dần cắt giảm các chương trình này. Tuy nhiên Vanderlubbe và các doanh nghiệp khác đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch kêu gọi gia hạn hỗ trợ cho đến khi tất cả các hạn chế được dỡ bỏ.

Vanderlubbe cho biết nhân viên ở các công ty du lịch vẫn phải làm việc bất chấp thực tế rằng doanh nghiệp không có bất kì khoản doanh thu nào: “Các khoản trợ cấp là một cứu cánh. Công ty phải gánh thêm nợ hoặc tôi phải sử dụng tài sản cá nhân vào việc kinh doanh... hoặc chấp nhận mất trắng”.

Các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề nhất do đại dịch chủ yếu liên quan đến du lịch, sự kiện và giải trí, trên thực tế nhóm này chỉ chiếm chưa đến 5% nền kinh tế vào năm 2020 nhưng đã sử dụng khoảng 1,5 triệu trong tổng số 18 triệu lực lượng lao động của Canada. Cuộc đấu tranh kêu gọi hỗ trợ trái ngược hẳn với phần lớn phần còn lại của nền kinh tế, vốn đang phục hồi mạnh mẽ tạo ra việc làm trong khoảng 1,8% so với mức trước đại dịch và dự báo phục hồi hơn nữa.

Cuộc khảo sát của Liên minh các doanh nghiệp ảnh hưởng nặng nề nhất cho thấy gần 60% các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ không thể tồn tại nếu các khoản trợ cấp không được gia hạn đến năm 2021. Tuy nhiên theo Giám đốc điều hành Hiệp hội Khách sạn Canada (HAC) Susie Grynol cho biết việc đầu tư quá nhiều vào nhóm doanh nghiệp này có thể dẫn đến sự sụp đổ của ngành.

Hiện tại, mức lương khẩn cấp do đại dịch và trợ cấp tiền thuê nhà đã giảm xuống 60% và dự kiến ​​sẽ giảm xuống 20% ​​vào tháng 9, chương trình cho vay kinh doanh đã ngừng nhận hồ sơ mới vào ngày 30/6. Bộ trưởng Tài chính Chrystia Freeland trong tuần này nhắc lại rằng chính phủ sẵn sàng gia hạn hỗ trợ cho đến cuối tháng 11 nếu cần.

Giám đốc điều hành Liên đoàn Doanh nghiệp Độc lập Canada CFIB, Dan Kelly cho hay: “Có thể hiểu được các chính trị gia đang lo lắng về việc này, bởi những chương trình này siêu tốn kém và nên chuyển sang các hạng mục khác trong chương trình nghị sự”.

Cho đến nay, chính phủ Canada đã phê duyệt 86 tỷ đô la Canada (68,4 tỷ đô la Mỹ) cho trợ cấp lương và 48,4 tỷ đô Canada khác cho các khoản vay kinh doanh. Đối với nhóm kêu gọi, các khoản viện trợ vài tỷ đô la gần đây là không đủ. Lori Sterling, cố vấn cấp cao của công ty luật Bennett Jones kiêm cựu thứ trưởng lao động liên bang chỉ ra: “Số lượng các vụ phá sản đã bắt đầu tăng lên. Dự đoán sẽ có một làn sóng phá sản trong các doanh nghiệp nhỏ chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh”.

TL