Nhật Bản đặt mục tiêu gần 40% năng lượng tái tạo vào năm tài chính 2030

10:47 17/07/2021

Theo thống kê của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), Nhật Bản đang bắt kịp các nền kinh tế lớn của châu Âu như Đức, Anh và Tây Ban Nha.

Năng lượng mặt trời được thiết lập là một phần chính trong kế hoạch năng lượng của chính phủ Nhật Bản trong thập kỷ tới. © Reuters

Năng lượng mặt trời được thiết lập là một phần chính trong kế hoạch năng lượng của chính phủ Nhật Bản trong thập kỷ tới. Ảnh: Reuters.

Trong biên bản mới nhất về mực tiêu sử dụng điện, Chính phủ Nhật Bản mong muốn năng lượng tái tạo tạo ra gần 40% điện năng của đất nước vào năm tài chính 2030, đưa các nguồn không phát thải chiếm tới tổng sổ 60%.

Năng lượng tái tạo - đặc biệt là năng lượng mặt trời được thiết lập để chiếm từ 36% đến 38% tổng lượng phát điện, con số này nằm trong kế hoạch năng lượng sửa đổi sẽ được soạn thảo mới đây, tăng 14 điểm so với mục tiêu hiện tại, trong đó hạt nhân vẫn ở mức 20% đến 22%. Thị phần từ nhiên liệu hóa thạch sẽ giảm xuống 41% từ 56% hiện nay.

Những thay đổi này nhằm giải quyết một nguyên nhân chính gây ra phát thải khí nhà kính của Nhật Bản. Vào tháng 4, Tokyo đã cam kết cắt giảm ít nhất 46% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính so với mức của năm tài chính 2013 vào năm tài chính 2030.

Chính phủ Nhật Bản nhận thấy vai trò lớn hơn của năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng của Nhật Bản. Theo Thủ tướng Nhật Bản - ông Yoshihide Suga, Chính phủ Nhật Bản ước tính, mỗi năm "chiến lược tăng trưởng xanh" sẽ tạo ra 190 nghìn tỉ Yên (tức khoảng 1,83 nghìn tỷ USD) hiệu quả kinh tế.

Theo thống kê của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), Nhật Bản đang bắt kịp các nền kinh tế lớn của châu Âu như Đức, Anh và Tây Ban Nha. Đây đều là những quốc gia có cơ cấu năng lượng từ năng lượng tái tạo cao trên thế giới, với mức trung bình đạt 40%.

Bảo Bảo (Theo Nikkei Asia)