Nhà cung cấp cho Nike muốn đa dạng hóa sản xuất ra bên ngoài Việt Nam?

00:00 12/10/2020

Khi thương chiến nóng lên, Eclat nhận thấy mình bị ảnh hưởng và cần phải đa dạng hóa sản xuất, chứ không chỉ tập trung vào một quốc gia.

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu, ít có đất nước nào được xem là thiên đường an toàn. Ảnh: Bloomberg.com

Năm 2016, Công ty dệt Eclat - nhà cung cấp đồ thể thao cho Nike và Lululemon Athletica đã dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam vì đây là nơi lý tưởng cho sản xuất. Giờ đây, khi chiến tranh thương mại toàn cầu nóng lên, Eclat nhận thấy mình bị ảnh hưởng và cần phải đa dạng hóa sản xuất ra các nước khác nữa.

Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg, chủ tịch Eclat, ông Hung Cheng-Hai nói rằng, đánh giá từ tình hình toàn cầu, điều quan trọng nhất hiện nay là đa dạng hóa. Khách hàng cũng không muốn các cơ sở sản xuất tập trung ở một quốc gia. Bây giờ 50% hàng may mặc của chúng tôi được sản xuất tại Việt Nam. Vì vậy chúng tôi đa dạng hóa chưa đúng mức”.

Căng thẳng thương mại gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc đã làm gián đoạn các chuỗi cung ứng toàn cầu, buộc các công ty phải dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang các nước khác như Đài Loan, Việt Nam và Bangladesh. Tuy nhiên, những diễn biến hiện tại khiến các công ty nhận ra rằng không có quốc gia nào là an toàn để là trung tâm cung ứng toàn cầu.

Ông Hung nói rằng Eclat hiện đang tìm cách thiết lập nhiều trung tâm sản xuất nhỏ hơn, để có thể phục vụ khách hàng nhanh hơn. Nhà sản xuất dệt may sẽ không mở rộng sản xuất tại Việt Nam trong ba năm tới.

Nhân viên Eclat làm việc trong phòng sản xuất mẫu tại Đài Bắc. Ảnh: Bloomberg.com

Năm 2016, Công ty dệt Eclat, nhà cung cấp đồ thể thao cho Nike và Lululemon Athletica, đã dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam vì đây là nơi lý tưởng cho sản xuất. Giờ đây, khi chiến tranh thương mại toàn cầu nóng lên, Eclat nhận thấy mình bị ảnh hưởng và cần phải rời khỏi Việt Nam.

Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg, chủ tịch Eclat, ông Hung Cheng-Hai nói rằng, đánh giá từ tình hình toàn cầu, điều quan trọng nhất hiện nay là đa dạng hóa. Khách hàng cũng không muốn các cơ sở sản xuất tập trung ở một quốc gia. Bây giờ 50% hàng may mặc của chúng tôi được sản xuất tại Việt Nam. Vì vậy chúng tôi đa dạng hóa chưa đúng mức”.

Căng thẳng thương mại gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc đã làm gián đoạn các chuỗi cung ứng toàn cầu, buộc các công ty phải dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang các nước khác như Đài Loan, Việt Nam và Bangladesh. Tuy nhiên, những diễn biến hiện tại khiến các công ty nhận ra rằng không có quốc gia nào là an toàn để là trung tâm cung ứng toàn cầu.

Ông Hung nói rằng Eclat hiện đang tìm cách thiết lập nhiều trung tâm sản xuất ở các khu vực nhỏ hơn, có thể nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nhà sản xuất dệt may sẽ không mở rộng sản xuất tại Việt Nam trong ba năm tới.

Theo Rae Hsing, nhà phân tích tại Cathay Securities tại Đài Bắc, người đánh giá trung lập về công ty dệt may, một chuỗi cung ứng phân tán sẽ làm giảm rủi ro thuế quan đối với Eclat và thậm chí có thể giúp giảm chi phí trong dài hạn.

Chiến lược của Eclat dường như đang có hiệu quả khi năm 2018 lợi nhuận của công ty tăng 44% so với năm 2017. Cổ phiếu của Eclat cũng đã tăng 13% trong năm nay.

Ông Hung xem sự linh hoạt là chìa khóa. Ví dụ, như việc không chắc chắn về mức thuế quan khiến khách hàng thận trọng hơn trong việc đặt hàng. Eclat đã thích nghi bằng cách phản ứng thật nhanh để có thể hoàn thành các đơn hàng. Sự sẵn sàng linh hoạt sẽ giúp công ty có thêm những bước tiến bất ngờ.

“Nếu điều này là đáng lo ngại, thì chúng ta cũng cần phải suy nghĩ về việc đầu tư vào Ấn Độ hay Mexico, những lo âu đó có thể không bao giờ chấm dứt”, ông nói.

Hà Linh