Dù các hoạt động kinh tế trong nước vẫn diễn biến hết sức khả quan, song nền kinh tế có thể sẽ bị tác động bởi nhiều thách thức đến từ môi trường bên ngoài, ảnh hưởng đến tăng trưởng.
Những thông tin về thị trường trong và ngoài nước cho thấy chưa bao giờ kinh tế Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn chồng chất như hiện nay. Tuy nhiên, trong tương lai gần vẫn nhìn thấy "ánh sáng ở cuối đường hầm".
Theo TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo & Nghiên cứu BIDV, tác động của đại dịch Covid-19 đối với kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay đã rất rõ nét, nghiêm trọng hơn rất nhiều so với các dự báo trước đây.
Trong nửa năm vừa qua, mặc dù nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19, hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề đều bị đình trệ, giảm sút về doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên, hoạt động M&A vẫn diễn ra mạnh mẽ nhưng sẽ tập trung ở những thương vụ quy mô nhỏ và vừa.
Trong khi nền kinh tế Thái Lan được dự báo suy giảm mạnh nhất Đông Nam Á do dịch Covid-19 thì Việt Nam lại là nước hiếm hoi tăng trưởng đứng đầu khu vực.
Hôm nay 8-6, là ngày đáng nhớ của kinh tế Việt Nam khi Quốc hội chính thức thông qua Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA). Sau hành trình 10 năm đàm phán, từ hôm nay, kinh tế Việt Nam chính thức có "đường cao tốc" kết nối tới một thị trường rộng lớn và có tiềm năng hàng đầu thế giới; mở ra kỳ vọng nền kinh tế sẽ "cất cánh" trong thời gian tới.
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) Nicolas Audier khẳng định, trong bối cảnh thương mại không chắc chắn, Hiệp định EVFTA được coi là điểm sáng trong lộ trình phục hồi kinh tế Việt Nam.
Chuyên gia nước ngoài cho rằng, kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục mạnh sau đại dịch Covid-19 và đây có thể là bước ngoặt để Việt Nam gia nhập nhóm kinh tế như Thái Lan, Hàn Quốc.
Chiến lược “ngoại giao Covid” hiệu quả sẽ mang đến cho Việt Nam cơ hội và nền kinh tế Việt Nam được dự đoán phục hồi nhanh hơn các nước trong khu vực sau cuộc khủng hoảng dịch bệnh.
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp – "trụ đỡ" của tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong Quý 1 – đã giảm sâu còn âm 10,5% trong tháng 4/2020 so với cùng kỳ năm ngoái, sau 10 năm tăng trưởng liên tiếp. World Bank Và điểm sáng là kinh tế Việt Nam có thể sẽ khởi sắc trở lại sau khi nới lỏng các biện pháp cách ly xã hội trên toàn quốc.
Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đạt được nhiều thành tích đáng kể, tăng trưởng luôn ở mức cao, tuy nhiên, vẫn còn không ít những bất cập, hạn chế cần khắc phục trong quá trình phát triển.
Thế giới đang phải vật lộn với sự lây lan và các tác động bất lợi của đại dịch Covid-19. Là một quốc gia có quan hệ kinh tế lớn với Trung Quốc, liệu Covid-19 có kìm hãm sự phát triển của Việt Nam hay Việt Nam đang ở một vị trí tốt để có thể trở lại?
Tổng thống Donald Trump vừa tuyên bố tình trạng thảm họa ở tất cả 50 tiểu bang của Mỹ. Vậy nền kinh tế thế giới và Việt Nam sẽ ra sao khi đại dịch Covid-19 vẫn lan nhanh?
Đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, tái cơ cấu và nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế… là những vấn đề chuyên gia cho rằng Việt Nam cần thực hiện hậu dịch Covid-19.
"Về cơ bản nền kinh tế Việt Nam đang ở thế ổn định, và đà tăng trưởng từ các năm trước là khá cao. Mặt khác, nguồn lực phát triển còn nhiều tiềm năng, và quyết tâm cải cách nền kinh tế mạnh mẽ từ phía Chính phủ, giúp khả năng bứt phá trở lại khi dịch bệnh được kiểm soát là rất cao", PGS. TS. Đào Văn Hùng, Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển cho biết.
Đại học Kinh tế Quốc dân đưa ra các kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm nay dựa vào thời điểm khống chế được dịch. Nếu còn dịch, tăng trưởng quý II có thể chỉ đạt 2%.