Năm 2023 ngành dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 43 tỷ USD

23:52 24/11/2022

Tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng toàn ngành dệt may vẫn dự báo sẽ cán đích 42 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, tăng 3,8% so với năm 2021. Riêng trong 10 tháng của năm 2022, toàn ngành đã xuất khẩu 37,9 tỷ USD.

Sau đại dịch Covid-19, tình hình kinh tế của thế giới nói chung và Việt Nam đều hết sức khó khăn. Tuy nhiên, điểm sáng là toàn ngành dệt may dự báo sẽ cán đích 42 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, tăng 3,8% so với năm 2021. Mục tiêu xuất khẩu 47 tỷ USD năm 2023 đang được toàn ngành kỳ vọng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Theo thống kê, Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất của dệt may Việt Nam, riêng sản phẩm quần, áo các loại đã đạt 13,9 tỷ USD, chiếm trên 47%.

Đứng thứ hai là thị trường các nước trong Hiệp định CPTPP, đã nhập 4,8 tỷ USD sản phẩm dệt may từ Việt Nam; thứ ba là khối EU với 3,63 tỷ USD; thứ tư là Hàn Quốc đạt 2,5 tỷ USD. Đây là sự thành  công của dệt may Việt Nam khi chinh phục được thị trường vốn đã có ngành công nghiệp thời trang nổi tiếng.

Bên cạnh đó, thị trường Trung Quốc cũng là điểm sáng của xuất khẩu dệt may Việt Nam trong năm qua, đạt xấp xỉ 1 tỷ USD.

Ước tính đến nay ngành dệt may đã chủ động được 49% nguyên phụ liệu và mục tiêu sẽ tăng lên 55% từ nay đến 2025.

Bên cạnh đó, theo ông Giang, năm 2023 là thời điểm hiệp định thương mại EVFTA sẽ đưa thuế suất bằng 0. Đây là động lực thúc đẩy chuyển dịch đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và sẽ có bứt phá trong năm tới. Do vậy, ngành dệt may vẫn đặt mục tiêu xuất khẩu 45-47 tỷ USD trong năm 2023.

Mục tiêu chính trong giai đoạn này là giữ ổn định sản xuất và lực lượng lao động. Đây cũng là ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp dệt may trong bối cảnh hiện nay.

PV.