Mô hình phi truyền thống trong công cuộc phục hồi ngành nhà hàng nước Mỹ

14:53 08/06/2021

Trong bối cảnh các đơn đặt hàng giảm sút do tác động từ đợt phong tỏa đầu tiên nhằm đối phó với đại dịch Covid-19, quy mô ngành nhà hàng nước Mỹ trở nên nhỏ hơn 100.000 đơn vị so với thời điểm tháng 3 năm 2020.

Ngành công nghiệp đã chứng kiến khoản thua lỗ 240 tỷ đô la từ các cuộc khủng hoảng giảm tiền lương, phá sản, sa thải nhân viên, rủi ro việc làm tăng cao dưới ảnh hưởng của vi rút Corona cũng như thiếu hụt kinh phí hỗ trợ. Bất chấp vô số các sự kiện suy thoái, dấu hiệu phục hồi ngành công nghiệp dần xuất hiện. Doanh số hồi phục và những nỗ lực để tồn tại trong năm qua, ví dụ như các kênh bán hàng ngoài cơ sở đang đóng góp những luồng gió mạnh mẽ cho toàn ngành.

Quan trọng hơn cả là sự xuất hiện của những “người chơi” mới mặc cho thị trường mở cửa trở lại còn nhiều khó khăn. Chẳng hạn như vài tháng trước đây Youtuber MrBeast, ngôi sao truyền hình thực tế Pauly D, siêu sao nhạc Pop Maria Carey, nam ca sĩ hip-hop Wiz Khalifa cùng đầu bếp nổi tiếng Guy Fieri đã đem đến khái niệm nhà hàng ảo. Mô hình mới này đủ để đem lại thay đổi toàn ngành nhà hàng ẩm thực, điển hình là thương hiệu burger của MrBeast đạt doanh thu một triệu chiếc chỉ trong chưa đầy ba tháng. 

Mô hình Pep's Place của Pepsi
Mô hình Pep's Place của Pepsi. (Ảnh: internet) 

Đáng chú ý, ghi dấu ấn xu hướng mới còn có những gương mặt nổi tiếng trong ngành. Pepsi đã cho ra mắt Pep’s Place trong tháng 5, một mô hình nhà hàng ảo khuyến khích người mua lựa chọn đồ uống ưa thích và đồ ăn kèm được gợi ý sẵn có. Theo Todd Kaplan, Phó Chủ tịch Marketing của Pepsi cho biết, hãng vốn là chuỗi cung cấp truyền thống các thương hiệu ẩm thực nổi tiếng như KFC, Taco Bell, Papa John’s và Pizza Hut và đã đến lúc làm nổi bật vai trò của ngành đồ uống. Ông bổ sung thêm: “Sự xuất hiện của Pep’s Place trong thời gian này đúng vào giai đoạn người dùng thay đổi hành vi mới. Các dịch vụ và xu hướng chứng kiến “bình thường mới” cho phép chúng tôi tối đa hóa phạm vi tiếp cận ở quy mô quốc gia và đạt mức độ thành công cao”. Bên cạnh đó, không chỉ tận dụng tăng tốc công nghệ và xu hướng được thúc đẩy bởi đại dịch, Pepsi còn giải quyết lượng nhu cầu tăng đột biến của người tiêu dùng: “Mặc dù năm vừa qua không thuận lợi để ra mắt mô hình mới bởi chúng tôi biết điều này sẽ khó khăn cho cả người tiêu dùng và các đối tác. Chính vì vậy, công ty quyết định mang đến sự mới lạ và bùng nổ để lại trải nghiệm vui vẻ và đáng nhớ”.

Lựa chọn lấn sân mô hình thực tế ảo bởi loại hình này ít tốn kém hơn so với đầu tư truyền thống. Không gian mới đã và đang phát triển trong suốt năm qua, mang lại nguồn doanh thu bổ sung cho các nhà hàng hoạt động yếu kém trong đại dịch. Tuy nhiên cơ hội càng nhiều thì đối thủ càng đông, ngày càng có nhiều thương hiệu “nhảy” vào “sân chơi” phi truyền thống trong ngành nhà hàng. Nhưng cuối cùng tất cả các nhà hàng phi truyền thống cũng đều quay lại mô hình vốn có. Open Table là một ví dụ. Gần đây, hãng này thông báo mở cửa nhà hàng đầu tiên phục vụ như một “phòng thí nghiệm đổi mới” ở Miami. Công ty sẽ sử dụng dữ liệu để phát triển công nghệ mang lại trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng dùng bữa tối.

Không thể phủ nhận các mô hình nhà hàng phi truyền thống đã và đang đóng góp một phần không nhỏ giúp toàn ngành nhanh chóng phục hồi cũng như xây dựng dấu ấn riêng. Những khái niệm mới cũng đã chứng minh mọi khó khăn đều có giải pháp và ngành nhà hàng nước Mỹ đã thành công biến khủng hoảng thành cơ hội.

TL