Metacube đề xuất dự án công nghệ thanh toán bằng coin điện tử tại thành phố thông minh ở Việt Nam

10:00 18/10/2022

Công ty cổ phần Metacube đã đưa ra đề xuất về dự án phát triển kinh tế khu vực tại Việt Nam, xây dựng thành phố thông minh dựa trên công nghệ Blockchain. Trong đó, Metacube sẽ hợp tác với Ủy ban hỗ trợ kinh tế Hàn-Việt (KVECC) để ứng dụng mô hình công nghệ thanh toán bằng coin điện tử tại các nhà hàng, cửa hàng thời trang…

Việt Nam đang phát triển thành quốc gia kinh tế kỹ thuật số. Số liệu thống kê cho thấy, có tới 97% người trưởng thành sử dụng điện thoại di động, online trung bình khoảng 6 giờ 42 phút mỗi ngày. Môi trường internet thay đổi nhanh chóng đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi bản đồ kinh tế Việt Nam.

Ngành công nghiệp kỹ thuật số hiện đại đang phát triển đáng kể tại Việt Nam từ việc xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông từ trung tâm thành phố đến vùng ngoại ô, phổ biến công nghệ và dịch vụ thông tin di động đến nền tảng thương mại điện tử và thanh toán, mua sắm trực tuyến. Trong đó, thị trường thanh toán bằng ví điện tử tại Việt Nam đang phát triển nhanh chóng: thị phần Momo chiếm 53%, ViettelPay chiếm 25,2%, Shopee Pay chiếm 10,6% và Zalo Pay chiếm 5,4%. Tính đến tháng 3/2020, số giao dịch bằng ViettelPay đạt 40 triệu lượt, trị giá 50 nghìn tỷ đồng (tương đương 2,6 nghìn tỷ KRW). 

Ảnh minh họa
Thị trường thanh toán bằng ví điện tử tại Việt Nam đang phát triển nhanh chóng

Các chuyên gia dự báo rằng, đến năm 2025, thị trường thanh toán điện tử Việt Nam có triển vọng tăng trưởng trung bình hằng năm tới 30%. Do đó, dự án công nghệ thanh toán bằng coin điện tử tại thành phố thông minh ở Việt Nam là một dự án đầy triển vọng

Thành phố thông minh dựa trên công nghệ chuỗi khối (Blockchain)

Thành phố thông minh hay đô thị thông minh (smart city) là một thành phố sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) để nâng cao hiệu quả hoạt động, chia sẻ thông tin, mang đến chất lượng dịch vụ công và phúc lợi công dân tốt hơn. Nói cách khác, Thành phố thông minh ứng dụng các công nghệ hiện đại như Blockchain, Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI)... để giải quyết các thách thức của đô thị và tạo nên một cơ sở hạ tầng bền vững.

Ảnh minh họa
Mô hình thành phố thông minh lớn nhất thế giới - Dubai, Ân Độ.

Theo Metacube, một phân tích thị trường đã được công bố cho rằng, thị trường cơ sở hạ tầng thành phố thông minh toàn cầu sẽ đạt 1040 nghìn tỷ won vào năm 2026. Dự án thành phố thông minh đang nhanh chóng mở rộng ở các nước đang phát triển như Trung Quốc và Ấn Độ. Nhiều dự đoán cho rằng thị trường thành phố thông minh toàn cầu sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh chóng trong vòng 10 đến 20 năm tới.

Ngày 1/8/2018, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ban hành quyết định số 950/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030. Hàn Quốc cũng thảo luận về việc thành lập trung tâm hợp tác thành phố thông minh vào năm 2018 và bắt đầu các dự án liên quan vào năm 2020. 11 lĩnh vực ưu tiên được chọn là: quản lý thành phố thông minh, cấp thoát nước, quản lý chất thải, năng lượng, lưới điện, giao thông, du lịch, chăm sóc y tế, an toàn, phòng chống thiên tai, môi trường.

Đề xuất mô hình kinh tế khu vực thành phố thông minh được ứng dụng tại Việt Nam

Công nghệ chuỗi khối Blockchain là công nghệ trọng tâm xây dựng thành phố thông minh. Vì thế, Metacube cung cấp mô hình kinh tế khu vực thành phố thông minh với công nghệ riêng của công ty nhưng được điều chỉnh để phù hợp với Việt Nam. Mô hình được đề xuất có 3 yếu tố là: Đồng nội tệ Blockchain, Thanh toán thông minh Smartpay và Kinh tế chia sẻ.

Đồng nội tệ Blockchain

Metacube cho biết, cần có đồng nội tệ phù hợp với đặc điểm của Việt Nam và kích hoạt nền kinh tế đôi bên cùng có lợi với đồng nội tệ blockchain.

Hình thức tích điểm hoặc tiền giấy đang mang lại những hạn chế nhất định như: Hạn chế việc thu thập thông tin kỹ thuật số, Có khả năng làm giả, Chi phí trực tiếp và gián tiếp phát sinh từ việc phát hành nội tệ.

Đồng nội tệ Blockchain sẽ góp phần giải quyết những hạn chế trên và mang lại nhiều ích lợi khác. Việc phát triển đồng nội tệ sẽ thúc đẩy tiêu dùng và phân phối trong khu vực thành phố thông minh. Kinh tế tuần hoàn hiệu quả giúp mở rộng tiêu dùng nội địa. Để giải quyết các vấn đề của đồng nội tệ, thế giới đang chuyển sang kỹ thuật số hóa. Thực hiện phương thức này cũng giúp giao dịch tài chính công không cần ví, giấy tờ.

Ảnh minh họa
Đồng nội tệ Blockchain tại Hàn Quốc

Loại tiền tệ mà Metacube phát triển không tính lãi suất, được thiết kế, phát hành, quản lý và lưu hành trong một khu vực cụ thể bởi cư dân trong khu vực. Nó được coi là một phương tiện để bày tỏ, giao tiếp và chia sẻ các giá trị hoặc lợi ích chung bằng cách tập hợp các công dân của cộng đồng khu vực lại với nhau.

Tại Việt Nam, đồng nội tệ được sử dụng tiện lợi bằng việc thanh toán qua mã QR dựa trên ứng dụng dành cho thiết bị di động. Chức năng “Chuyển đổi” cho phép đổi tiền mặt (tại cửa hàng thành viên) trên thời gian thực tế. Sử dụng đồng tiền này giúp giảm thiểu sự lãng phí ngân sách địa phương thông qua các giao dịch chỉ ở trong khu vực và cung cấp các giá trị về minh bạch thông tin và góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế địa phương.

Thanh toán thông minh Smartpay

Thanh toán thông minh “Smartpay” là hình thức thanh toán đơn giản trên điện thoại di động kết hợp với đồng nội tệ. Phương thức này đảm bảo sự tiện lợi cho người sử dụng thông qua thanh toán bằng mã QR trực tiếp. Đây cũng là phương thức thanh toán cốt lõi của thế hệ MZ.

Ảnh minh họa
Thanh toán thông minh Smartpay.

Kinh tế chia sẻ

Sự kết hợp giữa Đồng nội tệ, Smartpay và di chuyển chia sẻ tạo ra nền tảng kinh tế chia sẻ. Dịch vụ hợp tác dựa trên nền kinh tế chia sẻ theo phương thức liên kết giữa các nhà cung cấp dịch vụ di chuyển cá nhân chuyên nghiệp, và xe máy là trọng tâm của dịch vụ di chuyển này tại Việt Nam. Metacube cũng sẽ liên kết đồng nội tệ với dịch vụ chia sẻ di chuyển và dịch vụ giao hàng.   

Mô hình của Metacube góp phần đa dạng hóa việc sử dụng nội tệ và đảm bảo tài chính lành mạnh. Trong tương lai, công ty sẽ mở rộng việc cung cấp dịch vụ nhận dạng thông tin bằng hình thức phân tán đổi mới thông qua xác thực DID và hệ thống thông tin nhận dạng do người dùng quản lý được áp dụng công nghệ blockchain.

Công ty Metacube sẽ hợp tác với Ủy ban hỗ trợ kinh tế Hàn-Việt (KVECC) để ứng dụng mô hình công nghệ thanh toán bằng coin điện tử này tại các nhà hàng, cửa hàng thời trang... Dự kiến, Long An sẽ là địa phương được lựa chọn để trển khai mô hình này.

Công ty Cổ phần Metacube được thành lập vào năm 2017 tại Hàn Quốc nhằm cung cấp các dịch vụ nền tảng phổ biến và thiết thực hơn thông qua blockchain-công nghệ cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là: Blockchain, tiền điện tử Crypto, tài chính tiền mã hóa và dịch vụ liên kết. Metacube đang hợp tác với nhiều doanh nghiệp: Sktelecom, Bithumb, Coinone, PROBIT, KSNET, MEGAPAY, Filiecoin… nhằm đạt được sự đổi mới trong kinh doanh nền tảng bằng cách hiện thực hóa một nền kinh tế siêu kết nối giữa thế giới ảo và thực.

Lập Nguyễn