Thứ ba 17/06/2025 05:34
Hotline: 024.355.63.010
Doanh nghiệp - Doanh nhân

Làm thế nào doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng cơ hội từ CBAM?

08/12/2023 14:51
Từ năm 2024, các nước châu Âu bắt đầu áp dụng “Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon - CBAM”. Cơ chế này được xem như một loại "thuế môi trường" và dự báo sẽ ảnh hưởng lớn đến hàng hóa xuất khẩu của các nước trong đó có Việt Nam vào thị trường EU.
Ảnh minh họa
Từ năm 2024, các nước châu Âu bắt đầu áp dụng “Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon - CBAM”

Theo các chuyên gia, nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là trong Liên minh châu Âu (EU), đang nhanh chóng đưa ra các cam kết về giảm phát thải nhà kính nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Bà Nga Phạm, một chuyên gia nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Tài chính, Đại học Monash, Úc, cho biết: Chính sách CBAM (Carbon Border Adjustment Mechanism) có thể được hiểu một cách đơn giản là một loại thuế môi trường được áp dụng đối với các nhà sản xuất không tuân thủ phát triển bền vững và xuất khẩu có lượng phát thải cao vào khu vực này.

Về bản chất, Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (The EU's Carbon Border Adjustment Mechanism - CBAM) sẽ đánh thuế carbon đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào thị trường các nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU) dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất tại nước sở tại.

Về cơ chế cụ thể, nhà nhập khẩu hàng vào EU theo Cơ chế CBAM đăng ký với cơ quan quản lý trong nước và mua chứng chỉ CBAM. Giá của chứng chỉ dựa vào giá tín chỉ phát thải hàng tuần của Hệ thống thương mại khí thải của Liên minh châu Âu (EU ETS). Nhà nhập khẩu trong EU kê khai hàm lượng phát thải trong hàng nhập khẩu và giao nộp số lượng tín chỉ tương ứng của mỗi năm. Nếu nhà nhập khẩu chứng minh được giá carbon đã được thanh toán khi sản xuất hàng nhập khẩu, lượng phát thải tương ứng có thể được khấu trừ.

Ảnh minh họa
EU đã thêm 63 ngành và phân ngành có rủi ro rò rỉ carbon cao vào giai đoạn 2021-2030, tập trung vào năng lượng, khoáng sản, sản xuất thực phẩm, sản xuất dệt may, hóa chất và xây dựng.

EU phân loại hàng hóa thành 2 loại để tính suất phát thải thực tế gồm: Hàng hóa đơn giản và hàng hóa phức tạp. Hàng hóa phức tạp sẽ tính toán cả lượng phát thải của nguyên liệu đầu vào. Như vậy, các doanh nghiệp phải nhận thức được rằng, phát thải được tính cho hàng hóa không chỉ đơn giản phát sinh trong quá trình sản xuất, mà còn cả từ nguyên liệu, nghĩa là các doanh nghiệp phải báo cáo chi tiết về hàng hóa đầu vào.

Việc đánh thuế này là trụ cột quan trọng trong các chính sách khí hậu của châu Âu và cũng là một trong những cơ chế mà EU khuyến khích các đối tác thương mại khử carbon trong lĩnh vực sản xuất.

Dự kiến mức "thuế" môi trường này có thể lên đến 100 USD/tấn CO2, một mức cao có thể làm tăng giá các hàng hóa nhập khẩu vào EU đáng kể và từ đó làm giảm sức cạnh tranh. Không chỉ các doanh nghiệp xuất khẩu, mà cả các doanh nghiệp trong EU cũng phải đối mặt với khoảng 1.000 yêu cầu liên quan đến CBAM từ các cơ quan quản lý. EU đang là một trong những thị trường tiêu thụ lớn của Việt Nam. Để giải quyết thách thức này, các doanh nghiệp cần phải nhanh chóng thực hiện chiến lược "xanh hóa" trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Trong đó, việc thực hiện báo cáo ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị) là vô cùng quan trọng.

Báo cáo ESG giúp doanh nghiệp xác định hướng đi theo con đường xanh, đồng thời đáp ứng các yêu cầu của chính sách CBAM. Khi đó, doanh nghiệp sẽ nâng cao khả năng tiếp cận thị trường quốc tế, đặc biệt là những nơi thực hiện ESG, cũng như tăng cường uy tín thương hiệu, giảm chi phí và nâng cao hiệu suất kinh doanh.

Hiện nay, Chính sách Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon (CBAM) đang có tác động trực tiếp đến bốn ngành công nghiệp chính của Việt Nam, bao gồm sắt thép, xi măng, phân bón và nhôm, đây không phải là những ngành xuất khẩu mạnh của nước ta sang Liên minh châu Âu (EU). Do đó, trong tương lai ngắn hạn, tổng xuất khẩu của Việt Nam sang EU có vẻ không bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, áp dụng CBAM sẽ tăng giá xuất khẩu, từ đó giảm khả năng cạnh tranh và có ảnh hưởng đến nhu cầu tại thị trường EU.

Để đánh giá tác động của CBAM đối với Việt Nam, các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu trên bốn lĩnh vực chính là nhôm, thép, xi măng và phân bón, các mặt hàng xuất khẩu quan trọng vào thị trường EU. Tổng thể, tác động của CBAM đối với nền kinh tế không lớn, nhưng với từng ngành và doanh nghiệp, giảm giá trị xuất khẩu có thể đáng kể, tạo áp lực lớn đối với doanh nghiệp.

Trong số này, ngành thép có thể giảm khoảng 4% giá trị xuất khẩu, với ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu và khả năng cạnh tranh. Ngành nhôm cũng có thể giảm hơn 4% giá trị xuất khẩu và 0,4% sản lượng. Đối với xi măng và phân bón, tác động không đáng kể.

Về lâu dài, CBAM có thể được mở rộng để bao gồm cả phát thải gián tiếp và các lĩnh vực khác, cũng như các sản phẩm sử dụng nhiều carbon. EU đã thêm 63 ngành và phân ngành có rủi ro rò rỉ carbon cao vào giai đoạn 2021-2030, tập trung vào năng lượng, khoáng sản, sản xuất thực phẩm, sản xuất dệt may, hóa chất và xây dựng.

Sau khi CBAM được áp dụng, các thị trường khác như Hoa Kỳ, Canada và Nhật Bản có thể phản ứng bằng cách thiết lập các cơ chế riêng để giảm phát thải khi nhập khẩu. Ví dụ, Hoa Kỳ đang xây dựng Đạo luật Cạnh tranh Sạch (Clean Competition Act), dự kiến áp dụng từ năm 2023. Để ứng phó, Việt Nam nên chấp nhận CBAM và giảm thiểu tác động tiêu cực.

Một số đề xuất để giảm thiểu tác động của CBAM:

Đối với cơ quan quản lý và chính sách:

Xây dựng quy định chi tiết hướng dẫn doanh nghiệp về CBAM và lộ trình tiếp cận.

Thực hiện cơ chế định giá carbon và thị trường tín dụng carbon.

Đối thoại với EU để làm rõ các quy định và ưu đãi của CBAM.

Cung cấp ưu đãi thuế hoặc tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi sang sản xuất xanh.

Đối với doanh nghiệp xuất khẩu:

Theo dõi tiến triển CBAM và chuẩn bị kế hoạch ứng phó.

Nghiên cứu yêu cầu báo cáo phát thải và phát triển quy trình nội bộ.

Đánh giá tác động tài chính và cơ hội thương mại.

Áp dụng chính sách khử carbon để giảm phát thải trong sản xuất.

Ảnh minh họa
Ông Nguyễn Đình Quyền, Giám đốc điều hành và Chuyên gia tư vấn tính toán khí thải tại Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Kinh doanh ESG

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Đình Quyền, Giám đốc điều hành và Chuyên gia tư vấn tính toán khí thải tại Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Kinh doanh ESG (ESG Education & Business), đã đưa ra nhận định chi tiết về những thách thức mà doanh nghiệp Việt Nam có thể phải đối mặt với Chính sách Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon (CBAM) và hướng dẫn một lộ trình thực hiện.

Hiện nay, hơn 97% doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa, và nhiều trong số đó thiếu minh bạch trong mô hình kinh doanh, đặc biệt là về tài chính. Các vấn đề như không tuân thủ chuẩn mực kế toán, sự không minh bạch trong báo cáo tài chính, và thiếu đầu tư vào quản lý, tổ chức, và năng lực sản xuất đang là thách thức lớn.

Doanh nghiệp thường gặp khó khăn khi vay vốn ngân hàng, đặc biệt là với các khoản vay xanh, do thiếu tài sản đảm bảo và khả năng cung ứng thông tin cho ngân hàng. Ngược lại, ngân hàng cũng khó có được thông tin đầy đủ về doanh nghiệp nhỏ và vừa, với nguồn thông tin chủ yếu từ Trung tâm Thông tin Tín dụng.

Trong bối cảnh này, khi đối mặt với thách thức lớn về chuyển đổi xanh và CBAM, các doanh nghiệp cần thực hiện một số bước quan trọng:

  1. Quy trình đo đạc - báo cáo - thẩm định (MRV): Cần xây dựng quy trình MRV dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9001, ISO 14001, ISO 45001, ISO 5001 để đảm bảo sự minh bạch và trung thực trong báo cáo phát thải khí nhà kính.

  2. Giải pháp giảm phát thải: Trước khi áp dụng công nghệ mới, doanh nghiệp cần tập trung vào quản lý năng lượng, nguyên vật liệu, sản phẩm và khí thải, sử dụng các ứng dụng công nghệ như quản lý năng lượng thông minh, quản lý khí nhà kính thông minh và quản lý sản phẩm/chuỗi cung ứng thông minh.

  3. Công nghệ chuyển đổi sản xuất xanh: Doanh nghiệp cần nghiên cứu và sử dụng các công nghệ phù hợp với điều kiện tài chính và năng lực vận hành. Cần ưu tiên phát triển các công nghệ trong nước và hỗ trợ chúng để đạt được công nhận trong việc giảm phát thải.

  4. Chính sách hỗ trợ: Chính phủ cần tạo ra các chính sách ưu tiên để cải tiến công nghệ giảm phát thải, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi.

  5. Hợp tác với doanh nghiệp FDI: Cần xem xét và học hỏi từ các doanh nghiệp FDI về các tiêu chuẩn và chính sách thực thi đã được xây dựng từ vài chục đến trăm năm.

Cuối cùng, ông Quyền nhấn mạnh rằng quá trình chuyển đổi sang sản xuất xanh và giảm phát thải đòi hỏi sự nghiêm túc và minh bạch từ doanh nghiệp, và đồng thời, sự hỗ trợ và thúc đẩy từ phía chính phủ và các tổ chức có liên quan.

Bình Phương t/h

Bài liên quan
Tin bài khác
Nguồn tiền của chuỗi cho vay cầm đồ F88 đến từ đâu?

Nguồn tiền của chuỗi cho vay cầm đồ F88 đến từ đâu?

Bản chất, F88 huy động vốn từ trái phiếu (không tài sản đảm bảo) và vay từ các tổ chức nước ngoài bằng đồng USD với lãi suất 10,5% - 15%/năm, từ đó dùng khoản tiền này để cho các cá nhân vay cầm cố tài sản với lãi suất cao hơn. Năm vừa rồi, công ty thoát lỗ nhờ tiền lãi phạt hợp đồng và thu từ các khoản cho vay đã xử lý rủi ro, từ đó xoá được lỗ luỹ kế.
Cổ phiếu KPF bị hủy niêm yết bắt buộc: Hệ quả của sai phạm và chuỗi dài sa sút?

Cổ phiếu KPF bị hủy niêm yết bắt buộc: Hệ quả của sai phạm và chuỗi dài sa sút?

Ngày 12/6/2025, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã ban hành văn bản số 911/SGDHCM-NY thông báo về việc hủy niêm yết bắt buộc cổ phiếu KPF của Công ty Cổ phần Đầu tư Tài sản Koji.
Giữa "cơn bão" quét thuốc giả: Nhìn lại cuộc đua của 3 chuỗi dược phẩm Long Châu, Pharmacity và An Khang

Giữa "cơn bão" quét thuốc giả: Nhìn lại cuộc đua của 3 chuỗi dược phẩm Long Châu, Pharmacity và An Khang

Dù gia nhập thị trường sớm hơn nhưng Pharmacity đang dần để vụt mất cơ hội chiếm lĩnh thị trường bán lẻ dược phẩm về tay Long Châu. Trong khi đó, An Khang vẫn đang "loay hoay" tìm đường sau chuỗi ngày thua lỗ. Các công ty này được cho là đang đứng trước "cơ hội vàng" trong ngành dược phẩm đầy tiềm năng được định giá hàng tỷ USD.
Cận cảnh các tuyến đường Hồ Tây sẽ sớm “lột xác” sau cải tạo

Cận cảnh các tuyến đường Hồ Tây sẽ sớm “lột xác” sau cải tạo

Hồ Tây được kỳ vọng sẽ sớm thay đổi diện mạo, sau loạt dự án xây dựng, mở rộng các tuyến đường theo quyết định số 2567/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội về việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2025.
Mất "gà đẻ trứng vàng", Saigon Water quay lại vòng xoáy thua lỗ

Mất "gà đẻ trứng vàng", Saigon Water quay lại vòng xoáy thua lỗ

Năm 2025, với việc thu không bù đủ chi, cộng thêm không còn "gà đẻ trứng vàng" từ Nhà máy nước Tân Hiệp 2, Saigon Water dự kiến quay lại vòng xoáy thua lỗ. Mặt khác, dù đang có khoản nợ cả nghìn tỷ đồng, nhưng vẫn sẵn sàng tăng cho vay các bên với lãi suất 8,5 - 11%/năm, không kèm tài sản đảm bảo.
Cushman & Wakefield là đơn vị phân phối độc quyền văn phòng CMC Creative Space tại TP. Hồ Chí Minh

Cushman & Wakefield là đơn vị phân phối độc quyền văn phòng CMC Creative Space tại TP. Hồ Chí Minh

Cushman & Wakefield - một trong những công ty dịch vụ bất động sản hàng đầu thế giới, vừa được chỉ định là đơn vị cho thuê độc quyền cho tòa nhà văn phòng CMC Creative Space Hochiminh, tọa lạc tại Quận 7, TP Hồ Chí Minh.
Cách Tập đoàn Thái Lan thống lĩnh ngành nhựa từ thượng nguồn đến hạ nguồn tại Việt Nam

Cách Tập đoàn Thái Lan thống lĩnh ngành nhựa từ thượng nguồn đến hạ nguồn tại Việt Nam

SCG Group dường như đang cho thấy rõ tham vọng nắm quyền chủ chốt tại ngành nhựa Việt Nam. Trong suốt nhiều năm qua, tập đoàn Thái Lan này đã thực hiện thành công nhiều thương vụ M&A các doanh nghiệp ngành nhựa nội địa và thành công khép kín ngành sản xuất từ khâu thượng nguồn đến hạ nguồn tại Việt Nam.
Sun Group đồng loạt khởi công 3 dự án có ý nghĩa an sinh xã hội lớn tại Hà Nam

Sun Group đồng loạt khởi công 3 dự án có ý nghĩa an sinh xã hội lớn tại Hà Nam

Sun Group khởi công 3 dự án xã hội tại Sun Urban City Phủ Lý: nhà ở xã hội, khu thể thao và bệnh viện đa khoa chất lượng cao.
Giật mình vốn điều lệ Mekolor khi đề nghị bỏ 100 tỉ USD làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Giật mình vốn điều lệ Mekolor khi đề nghị bỏ 100 tỉ USD làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Liên danh Công ty CP Mekolor và đối tác tự nhận là “Great USA International Capital” (Mỹ) vừa gây xôn xao dư luận khi đệ trình đề xuất đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam với tổng vốn lên đến 100 tỉ USD.
Thế khó của Hoa Sen Group - doanh nghiệp đứng đầu thị phần tôn mạ Việt Nam

Thế khó của Hoa Sen Group - doanh nghiệp đứng đầu thị phần tôn mạ Việt Nam

Tập đoàn Hoa Sen nói riêng và ngành thép nói chung đang đối diện với khó khăn trong hoạt động xuất khẩu tôn thép do xu hướng bảo hộ thương mại ở nhiều quốc gia. Ngay tại thị trường nội địa, nhu cầu tiêu thụ cũng rất thấp, trong khi nguồn cung dư thừa nên các doanh nghiệp đang phải cạnh tranh nhau gay gắt.
Những nữ doanh nhân Việt dẫn dắt các tập đoàn tỉ đô

Những nữ doanh nhân Việt dẫn dắt các tập đoàn tỉ đô

Từ hãng bay tỷ USD đến đế chế sữa, bất động sản, xe điện, nhóm nữ doanh nhân Việt đang khẳng định bản lĩnh, dẫn dắt tập đoàn tỷ đô và ghi dấu ấn toàn cầu.
Địa ốc Hoàng Quân thay CEO giữa lúc “ngổn ngang” áp lực tài chính

Địa ốc Hoàng Quân thay CEO giữa lúc “ngổn ngang” áp lực tài chính

Quyết định thay Tổng Giám đốc được Địa ốc Hoàng Quân công bố trong bối cảnh doanh nghiệp này đang đối diện với nhiều thách thức lớn về hiệu quả kinh doanh, áp lực tài chính cũng như bài toán triển khai các dự án nhà ở xã hội – lĩnh vực vốn là “danh xưng” gắn liền với thương hiệu Hoàng Quân hơn một thập kỷ qua.
Unilever Việt Nam và hành trình kiến tạo kinh tế tuần hoàn từ rác thải nhựa

Unilever Việt Nam và hành trình kiến tạo kinh tế tuần hoàn từ rác thải nhựa

Unilever Việt Nam là doanh nghiệp tiên phong với những cam kết và hành động cụ thể, góp phần vào công cuộc giảm thiểu rác thải nhựa và thúc đẩy kinh tế tuần hoàn của đất nước.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng tài trợ 20.500 tỷ không hoàn lại, tiếp sức VinFast tăng tốc toàn cầu

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng tài trợ 20.500 tỷ không hoàn lại, tiếp sức VinFast tăng tốc toàn cầu

Sự cam kết mạnh mẽ của ông Phạm Nhật Vượng với khoản tài trợ không hoàn lại lên tới 20.500 tỷ đồng đang trở thành cú hích chiến lược, giúp VinFast củng cố vị thế tại Việt Nam và vươn ra thị trường quốc tế.
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu tôm sang Mỹ bị áp thuế CBPG hơn 35%, duy nhất công ty hưởng 0% là ai?

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu tôm sang Mỹ bị áp thuế CBPG hơn 35%, duy nhất công ty hưởng 0% là ai?

Công ty Thông Thuận là doanh nghiệp duy nhất được phía Mỹ tuyên bố không bán phá giá tôm xuất sang nước này. Hiện tại đại gia tôm vùng Bình Thuận đang nắm trong tay 7 khu sản xuất tôm giống với hơn 100 nhà nuôi tôm giống, trải dài khắp 4 tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kiên Giang, cho sản lượng 10.000 - 12.000 tấn/năm.