Lạm phát Mỹ cao kỉ lục tạo áp lực lên chứng khoán thế giới

11:34 11/03/2022

Ngày hôm qua (10/3), Mỹ- nền kinh tế lớn nhất thế giới đã công bố lạm phát tháng 2/2022 tăng 7,9% so với năm ngoái, tiếp tục lập kỉ lục mới về lạm phát trong nửa năm gần đây, tạo áp lực đến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) có thể phải tăng lãi suất mạnh hơn trong giai đoạn tới. Với vị thế là đồng dự trữ ngoại tệ chính của thế giới, FED nâng lãi suât của đồng đô la Mỹ mang tác động trực tiếp đến thị trường chứng khoán thế giới.

 

Ảnh minh họa
 Lạm phát Mỹ qua các năm (Nguồn: U.S. Bureau of Labor Statistics)

Theo báo cáo CPI mới nhất vào 10/3, lạm phát ở Mỹ đã tăng 7,9% so với thời điểm một năm trước, cao nhất kể từ năm 1982. Chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,8% vào tháng 2 trên cơ sở điều chỉnh theo mùa sau khi tăng 0,6% trong 1 theo Cục Thống kê Bộ Lao động Hoa Kỳ.

Trong đó, mức tăng của các chỉ số xăng dầu, nơi ở và thực phẩm có tác động lớn nhất trong việc đưa lạm phát lên mức cao kỉ lục. Chỉ số lạm phát giá xăng tăng 6,6% trong tháng 2 và chiếm gần một phần ba lạm phát của tất cả các mặt hàng; các chỉ số lạm phát về năng lượng khác đã được bao gồm trong bối cảnh tháng 2 là tháng giá xăng dầu chịu ảnh hưởng mạnh nhất do cuộc xung đột Nga-Ukraine. Chỉ số lương thực tăng 1,0% khi chỉ số thực phẩm tại nhà tăng 1,4%; cả hai đều tăng mạnh nhất kể từ tháng 4 năm 2020 do đại dịch Corona virus. Chỉ số năng lượng tăng 25,6% so với năm ngoái và chỉ số lương thực tăng 7,9%, mức tăng lớn nhất trong 12 tháng kể từ giai đoạn kết thúc vào tháng 7 năm 1981.

Chỉ số cho tất cả các mặt hàng ít liên quan đến thực phẩm và năng lượng tăng 0,5% trong tháng 2 sau khi tăng 0,6% so với tháng trước. Chỉ số nơi ở cho đến nay yếu tố lớn nhất trong gia tăng lạm phát, với một loạt các chỉ số bao gồm đồ giải trí, đồ đạc trong nhà và bảo hiểm xe cơ giới, chăm sóc cá nhân và giá vé máy bay.

Trong khi thị trường hoàn toàn hy vọng ngân hàng trung ương sẽ nâng lãi suất mục tiêu của quỹ Fed thêm 25 điểm cơ bản khi kết thúc cuộc họp chính sách tiền tệ vào tuần tới, dữ liệu CPI cho thấy FED có thể có những bước đi mạnh mẽ hơn để kiềm chế lạm phát trong năm tới, như do Chủ tịch Fed Jerome Powell hứa hẹn vào tuần trước. Dù trước đây theo khảo sát, thị trường kì vọng FED có thể nâng lãi suất lên 50 điểm cơ bản (0,5%) vào cuộc họp tháng 3, trước khi căng thẳng Nga-Ukraine đe dọa đà tăng trưởng của nền kinh tế. Với vị thế là đồng dự trữ ngoại tệ chính của thế giới, FED nâng lãi suât của đồng đô la Mỹ mang tác động trực tiếp đến thị trường chứng khoán thế giới.

Thị trường Mỹ đã có phản ứng tiêu cực với thông tin lạm phát. Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 112,18 điểm, tương đương 0,34%, xuống 33.174,07, S&P 500 mất 18,36 điểm, tương đương 0,43%, xuống 4.259,52 và Nasdaq Composite giảm 125,58 điểm, tương đương 0,95% xuống 13.129,96. Trong số 11 ngành của S&P 500, 6 ngành đóng cửa ở mức giảm với cổ phiếu công nghệ giảm mạnh nhất trung bình hơn 2% và cổ phiếu năng lượng tăng mạnh nhất. Goldman Sachs trở thành ngân hàng đầu tư lớn đầu tiên của Hoa Kỳ thông báo họ sẽ đóng cửa hoạt động tại Nga, cổ phiếu công ty này giảm 1,1%. Chỉ số ngân hàng S&P 500 đóng cửa giảm 1,0%.

Thị trường châu Âu cũng có một ngày biến động giảm, không thể duy trì đà tăng mạnh của phiên trước đó. Euro Stoxx 600 (SXXP) đóng cửa giảm 1,69%, EU50 đóng cửa giảm hơn 2%. Châu Á vào sáng ngày 11/3 10 sáng Việt Nam cũng không tránh khỏi đà giảm điểm với chỉ số giảm mạnh nhất thuộc về Hang Seng Index của Trung Quốc, hiện giảm hơn 3%, Nhật Bản Ni225 giảm khoảng hơn 2,5%.

Thị trường Việt Nam biến động giảm nhẹ dưới 0,5%, nổi bật hiện tại là các cổ phiếu dòng phân bón với DCM, BFC và DPM với các mức tăng trên 5% trước thông tin Nga dự định ngừng xuất khẩu một số mặt hàng trong đó có phân bón để tự bảo vệ thị trường trong nước và chống lại các biện pháp trừng phạt kinh tế.

Nguyễn Anh