Kiên Giang: Chủ động phòng, chống thiên tai trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp

12:41 25/05/2021

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Kiên Giang chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai trong mùa mưa bão nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại về tính mạng con người và tài sản có thể xảy ra, nhất là vào giai đoạn cao điểm mùa mưa bão và trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp.

Theo đó, đề nghị thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh và địa phương thường xuyên theo dõi các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết và diễn biến dịch Covid-19 qua các phương tiện thông tin đại chúng, bản tin zalo, facebook của BCH PCTT, TKCN&PTDS tỉnh… để thông báo, hướng dẫn các địa phương và nhân dân chủ động ứng phó. Đối với các địa phương đã, đang và có nguy cơ cao xảy ra dịch bệnh Covid-19, cần chỉ đạo rà soát, điều chỉnh linh hoạt kế hoạch, phương án ứng phó với thiên tai phù hợp theo hướng phát huy tối đa phương châm “4 tại chỗ” để sẵn sàng ứng phó kịp thời, hiệu quả trong điều kiện sự hỗ trợ từ bên ngoài gặp nhiều hạn chế, đảm bảo an toàn cho người dân tại các khu vực cách ly do dịch bệnh và dự kiến nơi sơ tán dân do thiên tai.

Lực lượng chức năng tỉnh Kiên Giang khôi phục lại đoạn đê biển bị sóng đánh vỡ trong mùa mưa bão năm 2020 (Ảnh: Trung Chánh)
Lực lượng chức năng tỉnh Kiên Giang khôi phục lại đoạn đê biển bị sóng đánh vỡ trong mùa mưa bão năm 2020 (Ảnh: Trung Chánh).

Đối với các địa phương khác cần rà soát, cập nhật phương án sơ tán dân theo hướng tăng cường sơ tán tại chỗ, hạn chế sơ tán tập trung; chuẩn bị trang thiết bị, máy móc cần thiết để đo thân nhiệt, phân loại các đối tượng để xây dựng phương án sơ tán; sẵn sàng phương án huy động lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu, hóa chất, chất khử trùng, khẩu trang y tế cho các địa điểm sơ tán dân; lập danh sách các lực lượng phải huy động để ứng phó thiên tai trong trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp; xây dựng phương án ứng phó thiên tai cho các khu cách ly tập trung, các bệnh viện, các Trung tâm Y tế.

Huy động mọi nguồn lực của địa phương để chủ động xử lý những sự cố phát sinh đột xuất trước, trong mùa lũ, bão và tu bổ thêm đối với các hạng mục cần thiết khác nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các sự cố khi có lũ, bão. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, phát hiện và giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành việc tu bổ, nâng cấp đê, duy tu bảo dưỡng chống xuống cấp hệ thống đê điều đảm bảo chất lượng, kịp thời đưa công trình vào chống lũ, bão năm 2021. Ngoài ra, các địa phương kiểm tra, thực hiện tỉa cành, mé nhánh, chằng chống lại các cây bị nghiêng hoặc đốn hạ những cây có nguy cơ ngã đổ, các bảng quảng cáo không an toàn khu vực thành phố, trung tâm huyện, xã và các khu vực đông dân cư. Các địa phương vùng ven sông, ven biển kiểm tra các điểm, khu vực trước nguy cơ sạt lở và vận động di dời những hộ dân đang sống trong khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn. Tăng cường công tác tuyên truyền người dân trên địa bàn nâng cao ý thức phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, chằng chống nhà ở chắc chắn, trú ẩn an toàn khi mưa bão, dông, lốc, sét… xuất hiện.

Tăng cường, chủ động phương án kết nối, chỉ đạo trực tuyến và ứng dụng công nghệ thông tin (email, phần mềm, mạng xã hội facebook, zalo,...) phục vụ công tác chỉ đạo, chỉ huy, điều hành ứng phó và thông tin về thiên tai; chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị, thuốc trị bệnh, khẩu trang y tế,... đảm bảo an toàn dịch bệnh cho các thành viên BCH PCTT, TKCN&PTDS các cấp

Theo Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Kiên Giang, từ đầu năm đến nay, do mưa lớn kèm theo dông, lốc, sét đã làm 1 người chết trên địa bàn huyện Giang Thành, 2 người bị thương ở huyện Hòn Đất, đổ sập 56 căn nhà, tốc mái 49 căn tại các huyện Hòn Đất, Châu Thành, Vĩnh Thuận, An Biên, An Minh, 2 thành phố Rạch Giá và Phú Quốc, ước giá trị thiệt hại về vật chất khoảng 2,2 tỷ đồng.

Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh và địa phương thường xuyên theo dõi các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết và diễn biến dịch Covid-19 qua các phương tiện thông tin đại chúng, bản tin zalo, facebook của BCH PCTT, TKCN&PTDS tỉnh… để thông báo, hướng dẫn các địa phương và nhân dân chủ động ứng phó. Đối với các địa phương đã, đang và có nguy cơ cao xảy ra dịch bệnh Covid-19, cần chỉ đạo rà soát, điều chỉnh linh hoạt kế hoạch, phương án ứng phó với thiên tai phù hợp theo hướng phát huy tối đa phương châm “4 tại chỗ” để sẵn sàng ứng phó kịp thời, hiệu quả trong điều kiện sự hỗ trợ từ bên ngoài gặp nhiều hạn chế, đảm bảo an toàn cho người dân tại các khu vực cách ly do dịch bệnh và dự kiến nơi sơ tán dân do thiên tai. 

Đối với các địa phương khác cần rà soát, cập nhật phương án sơ tán dân theo hướng tăng cường sơ tán tại chỗ, hạn chế sơ tán tập trung; chuẩn bị trang thiết bị, máy móc cần thiết để đo thân nhiệt, phân loại các đối tượng để xây dựng phương án sơ tán; sẵn sàng phương án huy động lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu, hóa chất, chất khử trùng, khẩu trang y tế cho các địa điểm sơ tán dân; lập danh sách các lực lượng phải huy động để ứng phó thiên tai trong trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp; xây dựng phương án ứng phó thiên tai cho các khu cách ly tập trung, các bệnh viện, các Trung tâm Y tế. 

Huy động mọi nguồn lực của địa phương để chủ động xử lý những sự cố phát sinh đột xuất trước, trong mùa lũ, bão và tu bổ thêm đối với các hạng mục cần thiết khác nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các sự cố khi có lũ, bão. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, phát hiện và giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành việc tu bổ, nâng cấp đê, duy tu bảo dưỡng chống xuống cấp hệ thống đê điều đảm bảo chất lượng, kịp thời đưa công trình vào chống lũ, bão năm 2021. Ngoài ra, các địa phương kiểm tra, thực hiện tỉa cành, mé nhánh, chằng chống lại các cây bị nghiêng hoặc đốn hạ những cây có nguy cơ ngã đổ, các bảng quảng cáo không an toàn khu vực thành phố, trung tâm huyện, xã và các khu vực đông dân cư. Các địa phương vùng ven sông, ven biển kiểm tra các điểm, khu vực trước nguy cơ sạt lở và vận động di dời những hộ dân đang sống trong khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn. Tăng cường công tác tuyên truyền người dân trên địa bàn nâng cao ý thức phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, chằng chống nhà ở chắc chắn, trú ẩn an toàn khi mưa bão, dông, lốc, sét… xuất hiện.

Tăng cường, chủ động phương án kết nối, chỉ đạo trực tuyến và ứng dụng công nghệ thông tin (email, phần mềm, mạng xã hội facebook, zalo,...) phục vụ công tác chỉ đạo, chỉ huy, điều hành ứng phó và thông tin về thiên tai; chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị, thuốc trị bệnh, khẩu trang y tế,... đảm bảo an toàn dịch bệnh cho các thành viên BCH PCTT, TKCN&PTDS các cấp.

Theo Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Kiên Giang, từ đầu năm đến nay, do mưa lớn kèm theo dông, lốc, sét đã làm 1 người chết trên địa bàn huyện Giang Thành, 2 người bị thương ở huyện Hòn Đất, đổ sập 56 căn nhà, tốc mái 49 căn tại các huyện Hòn Đất, Châu Thành, Vĩnh Thuận, An Biên, An Minh, 2 thành phố Rạch Giá và Phú Quốc, ước giá trị thiệt hại về vật chất khoảng 2,2 tỷ đồng.

Trần Hà