Không “đá quả bóng” từ địa phương lên Trung ương

14:03 29/10/2020

Đây là nhấn mạnh của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình thực hiện, giải ngân các chương trình, dự án ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài vào sáng nay 29/10

Ảnh: VGP/Qung Hiếu

Báo cáo của Bộ KH&ĐT, về giải ngân kế hoạch đầu tư công vốn nước ngoài 10 tháng năm 2020, ước đến ngày 31/10, phần lớn các bộ, cơ quan Trung ương có mức giải ngân thấp, riêng Bộ GTVT có mức giải ngân cao nhất với tỉ lệ 44,8%. Các địa phương có mức giải ngân khá gồm Tây Ninh (91,74%), Bình Định (73,26%), Cao Bằng (62,58%), Hà Nam (61,64%), Bắc Kạn (60,66%), Lai Châu (60,61%), Khánh Hòa (53,89%), Kiên Giang (52,82%), Hải Phòng (52,71%), Sóc Trăng (52,37%), Điện Biên (51,55%).

Có tình trạng chậm hoàn thành thủ tục rút vốn và chậm giải ngân với số vốn kiểm soát chi nhưng chưa giải ngân (trên 2.797 tỷ đồng) và khối lượng công việc đã hoàn thành nghiệm thu (khoảng 4.533 tỷ đồng) hoàn tất thủ tục rút vốn và giải ngân.

Theo báo cáo của Bộ KH&ĐT cũng như các ý kiến tại hội nghị, do hầu hết hoạt động của các dự án gắn với yếu tố nước ngoài nên tiến độ thực hiện dự án ODA chịu tác động nặng nề của đại dịch COVID-19, từ khâu nhập máy móc, thiết bị cho đến huy động chuyên gia, nhân công, nhà thầu nước ngoài, tư vấn giám sát. Nhiều dự án do chuẩn bị đầu tư không kỹ, áp dụng các công nghệ nhanh thay đổi, dẫn đến phải điều chỉnh lại thiết kế, tăng chi phí, phải tiến hành các thủ tục gia hạn thời gian thực hiện dự án, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ, giải ngân vốn nước ngoài.

Từ đầu năm đến nay đã có 26 dự án phải thực hiện thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư. Việc điều chỉnh chủ trương đầu tư hoặc gia hạn hiệp định vay tác động tới tiến độ thực hiện dự án do không triển khai các công tác đấu thầu xây lắp, giải ngân mà còn gây khó khăn cho việc bố trí kế hoạch.

Chỉ còn 2 tháng nữa là hết năm, nhưng khối lượng giải ngân ODA còn rất lớn, gần 70% (gần 41.000 tỷ đồng). Có ý kiến cho rằng, nhanh hay chậm là do quyết tâm của người đứng đầu, có địa phương lập tổ công tác, thường xuyên đôn đốc, giao ban, tháo gỡ vướng mắc thì tốc độ giải ngân nhanh hơn.

Về nội dung hội nghị giải ngân vốn ODA và vốn vay nước ngoài, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, đây là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước, không thể không coi trọng. Tuy vậy, nguồn vốn này giải ngân rất chậm. Chỉ còn hai tháng nữa là hết năm, trong khi vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước giải ngân đạt cao nhất từ trước đến nay là hơn 60% thì việc giải ngân vốn ODA chưa tới 30%.

Nêu lên thực tế đó, Thủ tướng yêu cầu các địa phương, bộ ngành phải trả lời được câu hỏi vì sao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã liên tục đôn đốc nhưng các bộ, ngành, địa phương giải ngân vốn ODA vẫn chậm.

Theo Thủ tướng, nguyên nhân đầu tiên mà nhiều địa phương gặp phải là giải phóng mặt bằng chậm. Đây là vấn đề thuộc trách nhiệm của các địa phương. Tiếp đó là việc nhiều địa phương khi đề nghị vay vốn ODA đã không chuẩn bị vốn đối ứng phù hợp, dẫn đến khi triển khai thiếu vốn và nhà tài trợ không chấp thuận giải ngân.

Ngoài ra, việc giải quyết các thủ tục để triển khai dự án rất chậm trễ và có tình trạng chủ đầu tư gặp phải những nhà thầu kém năng lực, dẫn đến lúng túng và không có kinh nghiệm trong tổ chức thi công.

Trên tinh thần phải giải quyết được các điểm nghẽn để thúc đẩy giải ngân vốn ODA và vốn vay nước ngoài ngay trong 2 tháng cuối năm 2020, Thủ tướng chỉ đạo phải giải quyết theo thẩm quyền, trên cơ sở pháp luật; không “đá quả bóng” từ địa phương lên Trung ương. Địa phương nào không làm được thì báo cáo Thủ tướng để điều chuyển vốn, cắt vốn, thậm chí năm tài chính 2021-2022 sẽ không được bố trí vốn. 

Nêu lên thực tế đó, Thủ tướng yêu cầu các địa phương, bộ ngành phải trả lời được câu hỏi vì sao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã liên tục đôn đốc nhưng các bộ, ngành, địa phương giải ngân vốn ODA vẫn chậm. 

Theo Thủ tướng, nguyên nhân đầu tiên mà nhiều địa phương gặp phải là giải phóng mặt bằng chậm. Đây là vấn đề thuộc trách nhiệm của các địa phương. 

Tiếp đó là việc nhiều địa phương khi đề nghị vay vốn ODA đã không chuẩn bị vốn đối ứng phù hợp, dẫn đến khi triển khai thiếu vốn và nhà tài trợ không chấp thuận giải ngân. 

Ngoài ra, việc giải quyết các thủ tục để triển khai dự án rất chậm trễ và có tình trạng chủ đầu tư gặp phải những nhà thầu kém năng lực, dẫn đến lúng túng và không có kinh nghiệm trong tổ chức thi công. 

Trên tinh thần phải giải quyết được các điểm nghẽn để thúc đẩy giải ngân vốn ODA và vốn vay nước ngoài ngay trong 2 tháng cuối năm 2020, Thủ tướng chỉ đạo phải giải quyết theo thẩm quyền, trên cơ sở pháp luật; không “đá quả bóng” từ địa phương lên Trung ương. Địa phương nào không làm được thì báo cáo Thủ tướng để điều chuyển vốn, cắt vốn, thậm chí năm tài chính 2021-2022 sẽ không được bố trí vốn.

Thủ tướng cũng ghi nhận nhiều địa phương như Cần Thơ, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Định, Đà Nẵng đã nỗ lực giải ngân vốn ODA nhiều hơn trong năm 2020 trong bối cảnh gặp rất nhiều khó khăn cần giải quyết.

Yêu cầu lãnh đạo các địa phương cần "vào cuộc quyết liệt" trong giải ngân vốn ODA, Thủ tướng cũng đòi hỏi phải xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các chủ đầu tư, chủ dự án; khắc phục tình trạng phối hợp chưa chặt chẽ giữa các bộ, ngành với địa phương trong thực thi nhiệm vụ này.

Nhiệm vụ chính trị trọng tâm

Thủ tướng nhấn mạnh, ODA là nguồn lực quan trọng phát triển đất nước trong bối cảnh trần nợ công còn thấp; cần nhiều nguồn lực phát triển đất nước. Từng bộ, ngành, địa phương phải chủ động trong triển khai, coi đây là nguồn lực quan trọng. Các bộ, ngành phải tiếp tục hoàn chỉnh khung pháp lý, làm rõ lộ trình, cách làm theo hướng thuận lợi, bài bản và thống nhất hơn, từ đó lập kế hoạch ODA trung hạn 5 năm tới một cách hiệu quả hơn.

Để thúc đẩy giải ngân vốn ODA 2 tháng cuối năm và thời gian tiếp theo, Thủ tướng đề nghị các bộ trưởng, trưởng ngành, chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc Trung ương thực hiện quyết liệt, đồng bộ, liên tục; tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, xử lý, giải quyết các tồn tại, bất cập.

"Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm năm 2020 để nâng cao tinh thần, thái độ, năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ ở vị trí thực thi chính sách; chấm dứt tình trạng trì trệ, sợ trách nhiệm, tâm lý nhiệm kỳ; quan liêu, nhũng nhiễu," Thủ tướng chỉ đạo.

Đi liền với đó là phân công lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện từng dự án để trực tiếp đôn đốc, kịp thời tháo gỡ khó khăn; tập trung xử lý dứt điểm tồn tại, vướng mắc.

"Cương quyết thay đổi cán bộ không biết làm việc, không có trách nhiệm", Thủ tướng nói.

Cùng với đó, Thủ tướng nêu rõ các bộ, ngành, địa phương phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ trong việc bố trí đủ nguồn vốn đối ứng các chương trình, dự án ODA; tìm các nguồn hợp pháp để cân đối, kể cả nguồn thu từ đất đai để giải ngân vốn ODA, thậm chí cần thiết có thể vay tạm ứng.

Đặc biệt, Thủ tướng cũng yêu cầu thực hiện nghiêm việc điều chuyển vốn theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, tránh tình trạng trả lại vốn của dự án. Các cơ quan chủ quản cần khẩn trương rà soát, đôn đốc chủ đầu tư các cơ quan liên quan để giải quyết hồ sơ thanh toán khối lượng vốn còn tồn đọng, không dồn vào cuối năm bởi đây là kênh tăng trưởng quan trọng. Sau cuộc họp này, từng tỉnh, từng thành phố, từng bộ họp rà soát trách nhiệm, tháo gỡ khó khăn từng dự án.

Thủ tướng cũng cho biết sẽ có văn bản giao nhiệm vụ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để thay đổi mạnh mẽ các thủ tục liên quan nhằm đơn giản hơn các thủ tục phê duyệt và điều chỉnh dự án. Đặc biệt, Bộ Tài chính cần đơn giản hóa quy trình kiểm soát chi, hồ sơ yêu cầu rút vốn, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn và thủ tục rút vốn từ nhà tài trợ.

Thủ tướng nhắc lại rằng yêu cầu quan trọng là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp phải quan tâm hơn nữa trong chỉ đạo, không chấp nhận tình trạng "có vốn, có tiền mà không tiêu được, không phát triển được."./.

 PV