Khảo sát thực tiễn thanh toán giúp doanh nghiệp xuất khẩu giảm thiểu rủi ro tín dụng

08:10 06/09/2021

Theo báo cáo Những thị trường đầy hứa hẹn trong 2021 của Atradius, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia trên thế giới đã thành công trong việc tránh suy thoái kinh tế trong năm 2020 và được công nhận là một quốc gia vượt trội trong khu vực về xuất khẩu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước nên cảnh giác với rủi ro tín dụng xuất khẩu và thực hiện biện pháp để bảo vệ dòng tiền của mình.

Theo cơ sở dữ liệu COMTRADE của Liên Hợp Quốc về thương mại quốc tế, tỷ lệ xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Mỹ (chiếm 28% tổng sản lượng xuất khẩu), sau đó là thị trường châu Á (49%), trong đó tỷ trọng xuất khẩu lớn là Trung Quốc (bao gồm cả Hồng Kông) 21,8%, Hàn Quốc 7%, Nhật Bản 7%.

Để tồn tại và phát triển trên thị trường toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam cần được bảo đảm về khả năng thanh toán, như khách hàng uy tín trả tiền đúng hạn, hay các chính sách và thực tiễn quản lý tín dụng áp dụng mạnh mẽ. Doanh nghiệp Việt Nam có thể hưởng lợi từ việc chú ý nhiều đến hành vi thanh toán B2B ở cả hai nước. 

Hành vi thanh toán ở các thị trường Mỹ và Trung Quốc như thế nào? 

Hàng năm, Atradius nghiên cứu hành vi thanh toán trong các lĩnh vực và thị trường chính trên toàn thế giới. Khảo Sát Thực Tiễn Thanh Toán đánh giá các tiêu chuẩn chính như tỷ lệ tín dụng được cung cấp trong một lĩnh vực và thị trường, điều khoản thanh toán trung bình, DSO (Kì thu tiền bình quân) và tỷ lệ phần trăm doanh số bị tổn thất.

Kết quả cuộc Khảo Sát Thực Tiễn Thanh Toán Cho Hoa Kỳ Của Atradius năm nay rất đáng lo ngại. Gần một nửa số doanh nghiệp tại thị trường xuất khẩu chính củaViệt Nam báo cáo sự suy giảm trong thực tế thanh toán của khách hàng. 50% hóa đơn B2B đã bị thanh toán trễ và 8% là nợ xấu được xóa sổ, tỉ lệ cao hơn nhiều so với báo cáo của các nước khác trong khu vực. Điều này có nghĩa là thực chất có ít hơn 50% doanh nghiệp có kế hoạch nội bộ để tự gánh chịu các khoản nợ xấu (cách tiếp cận nhiều rủi ro hơn tình trạng khó khăn vốn có). 

Ở Trung Quốc, kết quả khảo sát hành vi thanh toán của công ty vẽ ra một bức tranh rất khác. 4% hóa đơn B2B là phải xóa nợ vào năm ngoái và 46% bị thanh toán trễ. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu ở Trung Quốc bằng một nửa tỉ lệ được báo cáo ở Mỹ, nhưng nó đã tăng 33% so với khảo sát mà Atradius thực hiện vào năm 2019, trước khi đại dịch toàn cầu ập đến. Để bảo vệ dòng tiền của chính họ, các doanh nghiệp tại Việt Nam cần theo dõi liên tục mức độ tín nhiệm của mỗi khách hàng riêng lẻ bên cạnh việc ghi nhận xu hướng trong thực tiễn thanh toán của từng thị trường. 

Một lý do chính đằng sau các hành vi thanh toán tương phản như vậy là trải nghiệm khác nhau về đại dịch Covid-19 mà các doanh nghiệp ở mỗi thị trường phải đối mặt. Trung Quốc đã tương đối thành công trong việc ngăn chặn đại dịch và kết quả là chịu ít sự gián đoạn kinh doanh trong nước hơn. Ngoài ra, Trung Quốc đã được hưởng lợi từ việc có thêm nhiều nhu cầu xuất khẩu do sự gián đoạn chuỗi cung ứng quốc tế. 

Nhìn xa hơn thì cả hai thị trường lớn của Việt Nam đều cho thấy tình hình khá tích cực. 60% doanh nghiệp Mỹ và 55% doanh nghiệp ở Trung Quốc dự đoán thị trường giao dịch sẽ cải thiện trong 12 tháng tới. Bất chấp sự tích cực này, việc duy trì dòng tiền đầy đủ và chịu đựng các khoản chi phí trong tình hình kinh tế toàn cầu khó khăn hiện tại được coi là những thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Để vượt qua giai đoạn không chắc chắn này, các công ty nên áp dụng cách tiếp cận quản lý tín dụng toàn diện và linh hoạt để giảm thiểu rủi ro liên quan đến giao dịch với người mua trong và ngoài nước.

Cách giảm thiểu rủi ro tín dụng 

Khi tìm cách giảm thiểu rủi ro tín dụng, quy tắc vàng cho mọi doanh nghiệp cung cấp tín dụng thương mại là hiểu biết khách hàng của bạn. Nếu khách hàng của bạn đang gặp khó khăn về tài chính, họ có thể mất nhiều thời gian hơn để thanh toán hóa đơn cho bạn hoặc thậm chí mất khả năng thanh toán hoàn toàn.  Các nguồn như Khảo sát thực tiễn thanh toáncủa Atradius có thể hữu ích trong việc cung cấp toàn cảnh thị trường và các lĩnh vực ngành của thị trường đó. Mặc dù chúng sẽ không thể xác định chính xác tình hình tài chính của từng khách hàng riêng lẻ của bạn, chúng có thể được sử dụng như một cảnh báo hữu ích và cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc về tình hình địa phương. Ví dụ, Khảo Sát Hoa Kỳ năm nay cho thấy ngành thép /kim loại đang phải đối mặt với nhiều thách thức với tỷ lệ thanh toán trễ và xóa nợ xấu cao, và một phần ba các doanh nghiệp báo cáo sự suy giảm trong hành vi thanh toán của khách hàng. Do đó, các doanh nghiệp tại Việt Nam có thể được hưởng lợi bằng việc thực hiện các bước bổ sung để bảo vệ các khoản phải thu của họ khi giao dịch với ngành thép/kim loại của Mỹ. 

Các bước chính để quản lý tín dụng 

Chủ động quản lý các tài khoản tín dụng của bạn là rất quan trọng, chủ chốt cho một chính sách quản lý tín dụng thành công. Điều này liên quan đến việc theo dõi liên tục tình hình tài chính của khách hàng, cũng như tình hình tài chính của các lĩnh vực ngành và thị trường của khách hàng. Đặc biệt, suy thoái kinh tế toàn cầu gây ra bởi đại dịch Covid-19 đã dẫn đến căng thẳng kinh tế lan rộng và là lý do chính đòi hỏi việc phải cảnh giác và chủ động cao độ. 

Một công ty bảo hiểm tín dụng thương mại như Atradius hoạt động trên thị trường quốc tế sẽ có thông tin về xu hướng hoạt động của ngành và hồ sơ rủi ro tín dụng của hơn 250 triệu doanh nghiệp trên toàn thế giới. Dữ liệu vô giá này giúp bạn đánh giá mức độ tín nhiệm của cả khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện hữu và sẽ xác định xem có nên cung cấp tín dụng thương mại hay không, nếu có, bạn muốn chấp nhận ở mức bao nhiêu và điều khoản thanh toán nào. 

Tận dụng tối đa thương mại quốc tế 

Cách an toàn nhất để bảo vệ các khoản phải thu của bạn khỏi rủi ro nợ xấu và trì hoãn thanh toán là yêu cầu thanh toán tiền mặt ứng trước cho tất cả các giao dịch bán hàng của bạn. Tuy nhiên, trong một thị trường quốc tế cạnh tranh, thất bại trong việc hỗ trợ khách hàng thanh toán linh hoạt với điều khoản thanh toán tín dụng thương mại và các điều khoản thanh toán thuận lợi có thể đồng nghĩa với việc có được hoặc mất đi  hợp đồng lớn và có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh doanh. 

Với bảo hiểm tín dụng thương mại, doanh nghiệp của bạn có thể giao dịch với sự tự tin, sự hiểu biết rằng hóa đơn của bạn sẽ được chi trả ngay cả khi khách hàng của bạn bị phá sản. Hơn nữa, bạn có thể tận dụng sự hiểu biết và kiến thức thẩm định doanh nghiệp của công ty bảo hiểm tín dụng của mình để giúp bạn xác định doanh nghiệp và thị trường nào biểu lộ những rủi ro lớn nhất và thị trường nào bạn có thể tìm thấy cơ hội tăng trưởng. 

Đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam đang thăm dò cơ hội tăng trưởng được mở ra bởi giao dịch thương mại quốc tế, một cách tiếp cận mang tính chiến lược trong quản lý tín dụng được kết nối với công cụ quản lí kinh doanh chất lượng cao (business intelligence) có thể làm nên sự khác biệt chính giữa thành công và thất bại. 

Atradius là nhà cung cấp toàn cầu các dịch vụ bảo hiểm tín dụng, trái phiếu và bảo lãnh, thu đòi nợ và dịch vụ thông tin, với sự hiện diện chiến lược tại hơn 50 quốc gia.

Tại Việt Nam, Atradius làm việc với các đối tác chính thức tại địa phương để cung cấp cho khách hàng thông tin kịp thời về rủi ro tín dụng thương mại đối với các công ty tại Việt Nam.

Truy cập để tìm hiểu thêm: https://atradius.sg

Hoặc gửi yêu cầu về: info.vn@atradius.com
Theo dõi trên LinkedIn: https://www.linkedin.com/company/atradiusasia

Để hiểu thêm về bảo hiểm tín dụng thương mại là gì, ghé thăm trang: https://baohiemtindungthuongmailagi.vn

Vũ Thị Đức Hạnh, Giám đốc Công ty TNHH Dịch Vụ Thông Tin Atradius Việt Nam