Hồng Kông yêu cầu xét nghiệm COVID-19 cho tất cả người dân

11:43 18/02/2022

Hồng Kông đã thực hiện các hạn chế biên giới nghiêm ngặt hơn so với hầu hết các quốc gia khác. Tuy nhiên, việc tiêm chủng cho người cao tuổi đã bị tụt hậu so với những nơi khác và lãnh thổ này đã không phát triển được cơ sở hạ tầng y tế để có thể đối phó đầy đủ với dịch bệnh.

Một khu điều trị bên ngoài bệnh viện ở Hồng Kông khi thành phố này đang vật lộn với một lượng gia tăng các ca COVID-19. © Reuters

Một khu điều trị bên ngoài bệnh viện ở Hồng Kông khi thành phố này đang vật lộn với một đợt gia tăng các ca nhiễm COVID-19. Ảnh: Reuters.

Chính phủ Hồng Kông đang xem xét tiến hành xét nghiệm Covid-19 bắt buộc đối với tất cả người dân, sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình yêu cầu trung tâm tài chính thực hiện "tất cả các biện pháp cần thiết" để hạn chế số ca bệnh tăng cao.

Đợt xét nghiệm bắt buộc sẽ bắt đầu vào tháng 3 và toàn bộ dân số Hồng Kông, hiện có khoảng 7,4 triệu người, sẽ được kiểm tra liên tục trong một tuần, theo báo cáo của các phương tiện truyền thông địa phương hôm thứ Năm (17/2) cho biết. Ngoài ra còn có một đề xuất là sẽ kiểm tra mỗi người dân 3 lần. 

Số lượng các trường hợp mắc đạt mức cao nhất mọi thời đại là 6.116 vào thứ Năm (17/2), một hiện thực đang làm xói mòn chính sách "Zero COVID: của Hồng Kông. Bằng cách kiểm tra tất cả cư dân, thành phố tìm cách cắt đứt các nguồn lây nhiễm mới.

Các ca bệnh đang lây lan nhanh chóng ở những người cao tuổi, những người có tỷ lệ tiêm chủng thấp, điều này đang đè nặng lên hệ thống chăm sóc sức khỏe.

Khoảng 12.000 bệnh nhân COVID đang nằm trong danh sách chờ nhập viện, và một số bệnh viện đã kê giường ngoài trời để đáp ứng nhu cầu quá lớn, theo truyền thông địa phương nhận định.

Đặc khu trưởng Hong Kong Carrie Lam cho biết tình hình "đã vượt quá khả năng ứng phó của chính phủ".

Hồng Kông đã thực hiện các hạn chế biên giới nghiêm ngặt hơn so với hầu hết các quốc gia khác. Tuy nhiên, việc tiêm chủng cho người cao tuổi đã bị tụt hậu so với những nơi khác và lãnh thổ này đã không phát triển được cơ sở hạ tầng y tế để có thể đối phó đầy đủ với dịch bệnh.

Hôm thứ Tư (16/2), các tờ báo Bắc Kinh đưa tin rằng ông Tập đã thực hiện bước đi bất thường khi nói với Phó Thủ tướng Han Zheng, quan chức giám sát các vấn đề của Hồng Kông về những lo ngại của ông về phản ứng đại dịch của thành phố.

"Hong Kong phải chịu trách nhiệm chính và ổn định tình trạng các ca nhiễm là nhiệm vụ hàng đầu", ông Tập nói.

Nhiều người hiểu những lời của ông Tập vừa là lời quở trách vừa là lời cảnh báo. Nếu Hồng Kông không sớm kiểm soát sự bùng phát, nó sẽ có nguy cơ làm tổn hại đến quyền lực của ban lãnh đạo Đảng Cộng sản, vốn đã thúc đẩy chính sách "Zero COVID".

Chính quyền trung ương của Trung Quốc đang hoàn toàn ủng hộ phản ứng với COVID-19 của Hồng Kông. Đồng thời, Bắc Kinh cho biết họ sẽ không chấp nhận quay sang chiến dịch "sống chung với COVID", một ý tưởng đã được phương Tây và nhiều nước châu Á áp dụng.

Sự lây lan của các ca nhiễm có thể ảnh hưởng đến cuộc bầu cử ngày 27 tháng 3 của đặc khu trưởng Hồng Kông, một cuộc bỏ phiếu được tổ chức 5 năm một lần.

Bà Carrie Lam chưa biết được liệu bà có ứng cử thêm một nhiệm kỳ nữa hay không. Trên thực tế, chính quyền của ông Tập sẽ có lời cuối cùng về việc ai sẽ thắng cử trong cuộc bầu cử, và không rõ liệu bà có nhận được sự ủng hộ hoàn toàn của Bắc Kinh hay không.

Tam Yiu-chung, đại biểu Hồng Kông tại Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc, hôm thứ Năm đề nghị rằng cuộc bầu cử có thể bị hoãn lại, với lý do cần tập trung vào ứng phó với đại dịch. 

Lyly