Học cách quản lý tài chính từ Squid Game

16:53 05/10/2021

Mặc dù Squid Game chỉ là một câu chuyện hư cấu xoay quanh các nhân vật dễ bị tổn thương tài chính nhưng cũng là cơ hội cảnh tỉnh người xem.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: netflix)

Squid Game là tựa phim Hàn Quốc được yêu thích trong thời gian gần đây. Mặc dù mới được phát hành vào ngày 17 tháng 9 vừa qua thông qua Netflix, nhưng bộ phim được công chúng đón nhận nhiệt tình nhờ cốt truyện tả thực vấn đề đáng lo ngại trong xã hội Hàn Quốc.

Câu chuyện do Hwang Dong-hyuk làm đạo diễn kể về cuộc sống của 476 người chìm trong nợ nần và tuyệt vọng vì không có khả năng trả tiền. Cuối cùng họ đồng ý tham gia và cố gắng sống sót qua những trò chơi dân gian, người thắng cuộc sẽ nhận được một số tiền lớn. Ngoài kịch tính, hồi hộp, bộ phim mang đến một số thông điệp về tầm quan trọng trong kiểm soát tài chính, lo ngại các vấn đề kinh tế có thể dẫn đến những quyết định sai lầm mà bất kì ai cũng có thể mắc phải. 

Như đã thấy, việc quản lý tài chính yếu kém song hành với các vấn đề xã hội và văn hóa mà mỗi nhân vật phải đối mặt có khả năng gây ra hậu quả không chỉ đối với sức khỏe cá nhân mà còn đối với những người xung quanh. Simon Dalgleish, Giám đốc M2Crowd, một nền tảng đã so sánh những điểm cực đoan của bộ truyện với cuộc sống thực. Để tránh nợ vượt quá thu nhập, dưới đây là một số mẹo quản lý tài chính.

Cần giảm bớt những khoản chi không cần thiết. Chẳng hạn như đồ ăn nhẹ, thuốc lá, nước ngọt hoặc thậm chí là các dịch vụ không cần thiết hoặc ít khi sử dụng. Đối với một tổ chức tài chính, mô hình quản lý vốn sử dụng quy tắc 50-30-20. Ưu tiên phân bổ 20% cho một khoản đầu tư hoặc tiết kiệm; 50% cho nhu cầu cơ bản và 30% cho sở thích cá nhân. Đặc biệt, luôn có một quỹ khẩn cấp. Như các nhân vật trong truyện, mỗi người trong chúng ta đều có những lúc phải đối mặt với bệnh tật hoặc những trường hợp đặc biệt và không có nguồn tài chính ngay lập tức để đối phó khủng hoảng.

Một số nhân vật trong The Squid Game liên tục bị quấy rối bằng cuộc gọi để buộc phải trả nợ. Nếu tích lũy lãi ngày càng tăng, danh mục đầu tư quá hạn, bạn sẽ chẳng thể giải quyết trong một sớm một chiều. Do đó, một kế hoạch có kỷ luật ngay từ đầu là cách để duy trì trạng thái cân bằng. Bên cạnh đó, người vay cần phân tích số tiền phải trả. Nhân vật chính của bộ phim Seong Gi-hun đã vay tiền mà không cân nhắc trước liệu anh ta có thể trả lại chúng hay không. Về vấn đề này, Dalgleish đưa ra lời khuyên nên xác định số tiền thực tế mà bạn có để thanh toán các món nợ.

Tìm kiếm thêm một khoản thu nhập khác cũng là giải pháp. Hãy dành thời gian của bạn để làm việc thêm hoặc một công việc nhỏ sẽ tạo ra thu nhập ứng trước các khoản vay. Một thực tế khác cần tránh là cầm đồ hoặc bán đồ đạc và có nguy cơ mất trắng tài sản, thậm chí, đừng tìm đến những trò may rủi, như cá độ, chơi xổ số. Hầu hết những người quanh quẩn trong những món nợ có thói quen "vay chồng vay", vay người này để trả người khác, điều này chỉ làm gia tăng khoản nợ và kéo dài thời gian trả tiền. Duy trì các thói quen kiểm soát tài chính sẽ mang lại cho bạn sự an tâm và không rơi vào vòng xoáy nợ nần.

TL