Hiệp hội Đài -Việt sẽ là cầu nối đào tạo nhân lực chất lượng cao cho TP.HCM phát triển kinh tế

23:30 26/12/2021

Tại Hội nghị gặp gỡ Kiều bào và người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp ý kiến cho sự phát triển bền vững của TP.HCM với chủ đề: “TP.HCM trở lại bình thường mới hậu dịch bệnh COVID-19: vấn đề và kiến nghị”, bà Ngô Phẩm Trân - Chủ tịch Hiệp hội phát triển Kinh tế Văn hóa Giáo dục Đài - Việt (Hiệp hội Đài - Việt) đưa ra những đóng góp về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Ngô Phẩm Trân - Chủ tịch Hiệp hội phát triển Kinh tế Văn hóa Giáo dục Đài - Việt

Bà Ngô Phẩm Trân - Chủ tịch Hiệp hội phát triển Kinh tế Văn hóa Giáo dục Đài - Việt. Ảnh: Phạm Lý.

Theo bà Ngô Phẩm Trân, Giáo dục của Đài Loan từ năm 1968 trở về trước, toàn dân bắt buộc được đào tạo đến hết 6 năm (bậc trung học cơ sở). Từ năm 1970, nền kinh tế Đài Loan bắt đầu phát triển, nhằm để nâng cao kiến thức với toàn dân, và để đào tạo được nguồn nhân lực kỹ thuật cao từ cơ bản trở lên, tháng 9 năm 2001 bắt đầu thử nghiệm chương trình “giáo dục bắt buộc từ lớp 1- 9” và chính thức áp dụng từ tháng 9 năm 2004 vào toàn nền giáo dục Đài Loan.

Từ năm 1955 trở đi, Chính phủ Mỹ có rất nhiều chính sách thu hút học sinh giỏi của Đài Loan rất dễ dàng xin học bổng đến Mỹ làm nghiên cứu sinh, và đó cũng là cột mốc đưa nguồn nhân lực chất lượng cao được đào tạo hầu như từ Mỹ.

Thế giới đang đứng trước ngã tư chuyển giao khoa học công nghệ thế hệ mới, đối mặt với sự ảnh hưởng và tác động của khoa học công nghệ, trí tuệ tương lai lên ngành sản xuất, kinh tế, xã hội, nên Bộ Khoa học Công nghệ đã tiến hành đồng bộ 2 phương án, phương án đầu tiên là đưa ra “Kế hoạch đào tạo tiến sĩ hàng đầu (LEAP)” cho hàng trăm tiến sĩ đến thung lũng Silicon, đồng thời phương án thứ hai là khởi động “chuyến xe” đón chào nhân tài trở về, đưa ra “Phương án nhân tài ở nước ngoài về nước (LIFT)”, tiến hành đào tạo nhân tài về khoa học công nghệ thế hệ mới mới và thu hút nhân tài ở nước ngoài về nước.

tham dự và ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác đào tạo tại “Diễn đàn giáo dục Việt Nam - Đài Loan lần thứ hai” do Bộ Giáo dục Đài Loan và Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam chủ trì, tổ chức tại Đà Nẵng vào ngày 23/11/2011
Đại biểu tham dự và ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác đào tạo tại “Diễn đàn giáo dục Việt Nam - Đài Loan lần thứ hai” do Bộ Giáo dục Đài Loan và Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam chủ trì, tổ chức tại Đà Nẵng vào ngày 23/11/2011. Ảnh tư liệu.

Theo bà, khoảng hơn 5 năm gần đây, Đài Loan có chính sách “Tân hướng Nam”, có rất nhiều chương trình đào tạo liên kết với doanh nghiệp từ thạc sỹ, tiến sỹ và có học bổng từ 50%-100% với rất nhiều ngành nghề.

Căn cứ theo nhu cầu phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh, xây dựng mỗi năm một chủ đề, tuyển chọn nguồn nhân lực sang Đài Loan đào tạo theo nhu cầu. Hiệp hội Phát triển Kinh tế Văn hóa Giáo dục Đài Việt có thể làm cầu nối, hỗ trợ tuyển chọn trường, xin học bổng cho những chương trình này.

Bên cạnh việc đào tạo thì theo bà Phẩm Trân cho rằng cũng cần có Kế hoạch thu hút “Nhân tài trở về”.

Công hội điện tử công nghiệp Đài Loan và Hiệp hội phát triển kinh tế văn hóa giáo dục Đài - Việt ký kết biên bản hợp tác về đào tạo nguồn nhân tài theo chính sách Tân Hướng Nam.
Công hội điện tử công nghiệp Đài Loan và Hiệp hội phát triển kinh tế văn hóa giáo dục Đài - Việt ký kết biên bản hợp tác về đào tạo nguồn nhân tài theo chính sách Tân Hướng Nam. Ảnh: Phạm Lý.

Chia sẻ mô hình của Đài Loan bà Phẩm Trân cho biết, Bộ Khoa học Công nghệ khởi động “chuyến tàu đưa đón nhân tài trở về”, đưa ra “Phương án về nước của nhân tài ở nước ngoài”, hy vọng nhân cơ hội lần này để tập hợp nhân tài Đài Loan du học ở nước ngoài trở về Đài Loan để cống hiến, giúp mang tầm nhìn quốc tế, kiến thức mới về nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ và xu thế ứng dụng hàng đầu về Đài Loan. Hiện giờ dựa trên 10 ngành sản xuất đổi mới mà nhà nước xúc tiến (bao gồm: máy móc thông minh, công nghệ sinh học, năng lượng xanh, quốc phòng, mạng lưới thiết bị kết nối internet, chất bán dẫn, kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp mới, đổi mới văn hóa và kinh tế số liệu) để làm tiêu chuẩn, lấy việc tập hợp nhân tài trở về xây dựng đất nước làm mục tiêu.

Theo ông Chen Liang-Gee - Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ nói rằng, căn cứ vào khảo sát sơ bộ tại nước ngoài, có khoảng 60% người muốn trở về Đài Loan làm việc, Bộ cung cấp phương án về “chuyến xe” mang tính tạm thời này, giảm thiểu rào cản về nước của nhân tài tại nước ngoài. Thiết lập “Trạm giao lưu nhân tài”, giúp nhân tài tại nước ngoài có ý định về nước tiến hành chương trình giao lưu chuyên nghiệp ít nhất 10 lần mỗi tháng theo lĩnh vực của họ, tích cực dẫn dắt họ vào giới nghiên cứu sản xuất trong nước, thông qua phương thức trở về, đào tạo, tuyển chọn nhân tài có hệ thống, hỗ trợ tạo động lực mới cho đổi mới sản xuất và phát triển nghiên cứu khoa học trong nước.

Theo bà Phẩm Trân, Hiệp hội Phát triển Kinh tế Văn hóa Giáo dục Đài Việt có thể làm kênh cầu nối hỗ trợ xây dựng “Trạm giao lưu nhân tài” từ lúc các nghiên cứu sinh còn đang được đào tạo tại Đài Loan. Thông qua các kênh giao lưu, kết nối với hơn 6.000 doanh nghiệp Đài Loan đang đầu tư tại Việt Nam, thu hút nguồn nhân tài trở lại phát triển địa phương.

Hiện tại, để hỗ trợ cho các học sinh đang chọn ngoại ngữ tăng cường là tiếng Trung, Hiệp hội Phát triển Kinh tế Văn hóa Giáo dục Đài Việt thường xuyên có những chương trình trải nghiệm văn hóa Trung Hoa tại Đài Loan, có thể làm nhịp cầu nối cùng các trường xây dựng những chương trình đến Đài Loan trải nghiệm văn hóa cho học sinh và phụ huynh. Đây cũng là cơ hội để học sinh có thể đến môi trường Quốc tế để trải nghiệm thực tế và định hướng tương lai.

Nguồn nhân lực chất lượng cao giúp "tăng tốc" phát triển kinh tế của TP

Với vai trò là trung tâm sáng tạo đổi mới của cả nước, TP.HCM cần tập trung, ưu tiên cho thúc đẩy nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là tiền đề góp phần tăng tốc cho phát triển của thành phố nói chung và phát triển của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn nói riêng, đáp ứng cho việc chuyển đổi số trong thời gian tới.

Phát triển kinh tế tri thức là một trong những mục tiêu của TP.HCM trong giai đoạn 2020 – 2025. Thành phố cũng tập trung các giải pháp đào tạo nguồn nhân lực trình độ quốc tế và khuyến khích đại học chia sẻ… Trong 4 chương trình phát triển thành phố giai đoạn 2020 – 2025 tầm nhìn đến năm 2030 thì cả 4 chương trình đều gắn với 4 trụ cột của nền kinh tế tri thức.

Nguồn nhân lực chất lượng cao trong GDNN là nguồn nhân lực phải đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động (yêu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước)
Nguồn nhân lực chất lượng cao trong là nguồn nhân lực phải đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động (yêu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước). Ảnh minh họa.

Chuyển sang nền kinh tế dựa trên tri thức là chủ yếu, cộng với xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa quốc tế, nguồn nhân lực trình độ cao đóng vai trò quyết định đến năng lực cạnh tranh quốc gia. Do đó gắn giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với phát triển kinh tế không còn là khái niệm mà là chiến lược, khát vọng và phải thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, nhất là trong thời kỳ thế giới đang chuyển mình mạnh mẽ sau biến cố đại dịch Covid-19.

Nguồn nhân lực chất lượng cao trong là nguồn nhân lực phải đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động (yêu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước), đó là: có kiến thức chuyên môn; có kỹ năng, kỹ thuật, tìm và tự tạo việc làm, làm việc an toàn, làm việc hợp tác; có thái độ, tác phong làm việc tốt, trách nhiệm với công việc. Như vậy, nguồn nhân lực chất lượng cao trong GDNN phải là những con người phát triển cả về trí lực và thể lực, cả về khả năng lao động, về đạo đức, tình cảm trong sáng.

Khi chuyển dần sang nền kinh tế tri thức và trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế, nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng thể hiện vai trò quyết định của nó. Các lý thuyết tăng trưởng gần đây chỉ ra rằng, một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và ở mức cao phải dựa trên ít nhất ba trụ cột cơ bản: áp dụng công nghệ mới, phát triển hạ tầng cơ sở hiện đại và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực./.

PL (Tổng hợp)