Hậu Covid-19, các doanh nghiệp ở Đông Nam Á đang nhảy vào cuộc chiến chống lãng phí thực phẩm

10:33 20/09/2021

Covid-19 là một lời cảnh tỉnh nêu bật tính cấp thiết để chống lại cuộc khủng hoảng lãng phí thực phẩm trên thế giới, các chuyên gia và những người trong ngành nói với trang tin CNBC.

Trái cây và rau quả ném vào thùng rác

Trái cây và rau quả  còn thừa thường được ném vào thùng rác. Ảnh: Getty Images

Trong bối cảnh toàn cầu ngừng hoạt động và du lịch bị đình trệ, đại dịch đã bộc lộ những lỗ hổng của mạng lưới cung ứng, điều này do sự gián đoạn đã tạo ra tắc nghẽn trong lao động nông trại, vận tải và hậu cần, gây ra tình trạng thiếu lương thực toàn cầu và tăng giá.

William Chen, giám đốc Chương trình Khoa học và Công nghệ Thực phẩm tại Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore, cho biết: “Đại dịch đã đưa ra một lời cảnh báo".

“Trước Covid-19, mọi người ít coi trọng vấn đề rác thải vì nguồn cung thực phẩm đến dễ dàng. Nhưng bây giờ vấn đề này bắt đầu xuất hiện trong tâm trí của mọi người. Tôi không coi đó là một mất mát lớn, mà là một cơ hội tốt để mọi người nhìn nhận lại", ông nhận định. 

Rác thải thực phẩm vẫn là một trong những thách thức toàn cầu lớn nhất.

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) ước tính rằng  một phần ba tổng số lương thực được sản xuất - hay 1,3 tỷ tấn  - bị thất thoát hoặc lãng phí hàng năm. Rác thải thực phẩm cũng chiếm 8% đến 10% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu.

Theo Boston Consulting Group, giảm lãng phí thực phẩm có thể mang lại khoản tiết kiệm 700 tỷ USDVà các doanh nghiệp ở Đông Nam Á đang nhảy vào cuộc chiến chống lãng phí thực phẩm, cũng như phân phối lại và tái chế thực phẩm dư thừa.

Theo dõi lượng chất thải thực phẩm để giải quyết lãng phí đồ ăn

Năm 2020, Singapore tạo ra 665.000 tấn chất thải thực phẩm, có khoảng 11% tổng lượng rác thải được tạo ra ở Singapore .  

Rayner Loi, đồng sáng lập và giám đốc điều hành của công ty khởi nghiệp quản lý chất thải thực phẩm bằng AI có trụ sở tại Singapore có tên là Lumitics, cho biết thoát khỏi đại dịch, nhiều khách sạn và hãng hàng không đang giải quyết vấn đề lãng phí thực phẩm và đặt tính bền vững là trọng tâm hàng đầu.

Đây là một sự thay đổi đáng kể so với một vài năm trước khi rác thải thực phẩm “hầu như không xuất hiện trên phương tiện truyền thông” và việc trò chuyện với các công ty trong ngành là “vô cùng khó khăn”, Loi nói.

Ông nói, sự tiếp thu ngày càng tăng một phần nhờ vào giáo dục được nâng cao, các quy định mới của chính phủ và tính bền vững luôn được đề cao trong chương trình cuộc họp của công ty.

Công ty đã phát triển một thiết bị theo dõi dựa trên trí thông minh nhân tạo được lắp đặt trong các thùng rác để đo lường và theo dõi tất cả các chất thải thực phẩm. Bằng cách tìm hiểu trong thời gian thực những lượng rác thải thực phẩm được tạo ra, các đầu bếp có thể hành động để giảm lượng sản xuất cho một số món ăn nhất định trên quầy hàng tự chọn.

Điều này làm giảm tới 40% chất thải thực phẩm và chi phí thực phẩm lên đến 8%, Lumitics nhận thấy.

Theo một luật mới, từ năm 2024 trở đi, các chủ sở hữu và người sử dụng các cơ sở thương mại và công nghiệp ở Singapore tạo ra một lượng lớn thực phẩm sẽ được yêu cầu tách chất thải thực phẩm của họ để xử lý

Lumitics hợp tác với các chuỗi khách sạn lớn như Accor, Hyatt, Marina Bay Sands, cũng như các hãng hàng không như Singapore Airlines và Etihad Airways.

Nó có kế hoạch mở rộng lên 1.000 địa điểm trong 5 năm tới trên khắp châu Á - Thái Bình Dương, bắt đầu từ Hồng Kông, Malaysia, Indonesia và Úc.

Loi cho biết: “Toàn bộ ngành đang bắt đầu thức tỉnh ý tưởng rằng rác thải thực phẩm là một trong những cơ hội tiết kiệm chi phí lớn nhất chưa được khai thác cho bất kỳ nhà bếp nào".

Dưa hấu bị vứt bỏ gần sông Brahmaputra, Bangladesh
Dưa hấu bị vứt bỏ gần sông Brahmaputra, Bangladesh. Ảnh: Getty Images

Biến rác thải thực phẩm thành sản phầm kinh doanh

Một người chơi khác tham gia lĩnh vực kinh doanh rác thải thực phẩm là Yindii, công ty khởi nghiệp chống lãng phí thực phẩm của Thái Lan. Nó ra mắt một ứng dụng để kết nối những người dân Bangkok có ý thức về môi trường với các tiệm bánh, quán cà phê, siêu thị và nhà hàng.

Người sáng lập Yindii và doanh nhân người Pháp Louis-Alban Batard-Dupre đã mô tả tình trạng rác thải thực phẩm của Bangkok là “thảm khốc”, nơi chỉ có 2% rác thải thực phẩm được tái chế. 

Tại Thái Lan, khoảng 17 triệu tấn thực phẩm không sử dụng được đổ đi mỗi năm và khoảng 64% trong số 27,4 triệu tấn rác thải của nước này được tạo thành từ rác hữu cơ , bao gồm rác thải thực phẩm và nhà bếp.

Bản thân các công ty trong ngành đã đánh giá rất thấp vấn đề này. “Hầu hết các cơ sở kinh doanh thực phẩm mà chúng tôi đã gặp đều cho rằng họ không lãng phí nhiều. Nhưng khi họ bắt đầu ngồi tính toán lại những khoản chi phi từ thức ăn thừa, họ bắt đầu gọi lại cho chúng tôi", ông nói. 

"Suy nghĩ của các thương gia cũng đang thay đổi, khi nhiều thương hiệu chuẩn bị cho một tương lai du lịch bền vững sau Covid-19", ông nói thêm. 

Khi đó, "họ ngại ngùng khi nói rằng việc tạo ra rác thải thực phẩm do các cửa hàng của họ không thể bán hết đồ ăn trong ngày. Nhưng với mục tiêu cao đẹp là hướng tới bảo vệ môi trường cho hành tinh này thì có sức mạnh hơn nhiều sơ với việc giấu đi vấn đề mà vốn mọi doanh nghiệp đều gặp phải".

Yindii là một ứng dụng điện thoại mới ra mắt phù hợp với người dân Bangkok với các cửa hàng thực phẩm có ý thức về môi trường, những cửa hàng này sẽ cung cấp những hộp thức ăn ngon mà còn dư thừa cuối ngày. Nó được bán trên nền tảng cho người dùng với giá chiết khấu, mang đến cho người dân nhiều sự lựa chọn hợp lý, đồng thời giúp giảm thiểu một trong những tác nhân gây ra lượng khí thải carbon lớn nhất hiện nay - rác thải thực phẩm. Các doanh nghiệp hiện nay có thể đưa hàng tồn kho chưa bán của họ trong “hộp quà bất ngờ”, mà khách hàng có thể mua với mức giá chiết khấu từ 50% đến 80% vào cuối ngày và được giao hàng đến tận nhà. Tất cả các sản phẩm đều được đựng trong "hộp quà bất ngờ", người dùng có thể mua trước khi đến nhà hàng để lấy hoặc giao tận nơi. Họ sẽ không biết nội dung của hộp cho đến sau khi mua xong. 

Đến nay, Yindii đã thấy hơn 20.000 hộp quà bất ngờ được mua. Ông nói, việc phân phối lại thực phẩm dư thừa cũng giúp ích nhiều cho những người nghèo khổ. Các đối tác của Yindii bao gồm các khách sạn như Hilton Sukhumvit Bangkok, Grand Hyatt Erawan Bangkok, Sofitel Bangkok Sukhumvit và JW Marriott. Trong vài tháng tới, công ty đang tìm cách mở rộng sang các thành phố khác ở Thái Lan và Đông Nam Á.

Công nghệ như một giải pháp cần thiết phía trước

Công nghệ đang bắt đầu đóng một vai trò lớn hơn trong việc giải quyết chất thải thực phẩm.

"Đông Nam Á đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi chất thải thực phẩm vì nước này có nhiều trang trại quy mô nhỏ dựa vào chăn nuôi gia súc thâm canh và thiếu phương tiện đầu tư vào công nghệ nông nghiệp hiệu quả hơn", Chen từ Đại học Công nghệ Nanyang Singapore cho biết. 

Tầng lớp thu nhập trung bình ngày càng tăng cũng tiêu dùng nhiều hơn.

Một trong những mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc là giảm một nửa lãng phí thực phẩm vào năm 2030 ở cấp độ bán lẻ và người tiêu dùng, đồng thời giảm thất thoát thực phẩm dọc theo chuỗi sản xuất và cung ứng, bao gồm cả sau thu hoạch. 

Chen cho biết thêm các mối quan hệ đối tác sẽ là chìa khóa quan trọng, nơi “các công ty khởi nghiệp nhỏ nhiệt huyết” có thể mở rộng quy mô với sự trợ giúp của công nghệ và tài trợ từ chính phủ, hoặc làm việc với các tập đoàn đa quốc gia lớn để lấp đầy lỗ hổng, Chen nói.

Một sản phẩm sinh lợi khác là “upcycling”, đề cập đến việc lấy các thành phần thường bị vứt bỏ và chế biến chúng thành các sản phẩm mới có chất lượng cao, có thể bán được trên thị trường.

Ví dụ, công ty thủy sản dựa trên thực vật Sophie’s Kitchen đang sử dụng bã đậu nành okara làm môi trường nuôi cấy vi tảo trong thị trường thay thế protein đang phát triển nhanh chóng.

Các ví dụ khác phải kể đến như món da cá vốn thường bị bỏ đi thì nay được chế biến chiên với trứng muối và trở thành một món ăn vặt khoái khẩu khiến bất cứ du khách nào tới Singapore đều mua và mang về nước làm quà. Hay điển hình như việc biến phân của những con côn trùng thành phân bón nông nghiệp.

Tương tự như vậy, công nghệ dự đoán cũng có thể giúp các nhà hàng và nhà bán lẻ ước tính nhu cầu của khách hàng để sản xuất thực phẩm không bị dư thừa lãng phí. 

Bảo Bảo