Gợi ý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong chiến lược chuyển đổi số toàn diện
- Doanh nghiệp
- 10:29 23/02/2021
DNHN - Tiến sĩ Nguyễn Quang Trung, Chủ nhiệm nhóm bộ môn Quản trị thuộc Khoa Kinh doanh và Quản trị đồng thời là Chủ nhiệm nghiên cứu về quản trị chuyển đổi thông minh tại Đại học RMIT đưa ra 7 gợi ý giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa về chuyển đổi số.
1. Cần hiểu rõ lý do chuyển đổi số. Nhiều bài học cho thấy những gì giúp doanh nghiệp thành công tại thời điểm này có thể sẽ không còn hiệu quả trong tương lai;
2. Cổ suý tinh thần đổi mới sáng tạo;
3. Xây dựng năng lực chuyển đổi số trong các hoạt động như quản trị doanh nghiệp, chiến lược số hóa, văn hóa doanh nghiệp, công nghệ và bảo mật, phân tích dữ liệu và nhân viên kỹ thuật;
4. Hiểu rõ ai sẽ tham gia vào quá trình này. Ví dụ, không nên giao đứt cho một bộ phận phụ trách, mà cần quản lý toàn bộ dự án theo hướng tiếp cận từ trên xuống;
5. Cân nhắc mô hình kinh doanh hiện tại theo lăng kính công nghệ, kỹ thuật số và thu thập dữ liệu. Ví dụ, đánh giá hành trình khách hàng hiện có và từ đó tìm cách ứng dụng công nghệ số để cải thiện trải nghiệm khách hàng;
6. Ưu tiên hiệu chỉnh văn hóa doanh nghiệp, tầm nhìn công ty, quản trị rủi ro, xác lập mục tiêu, an ninh dữ liệu và nhân lực số;
7. Hãy hành động ngay lập tức. Đừng đẩy mình vào vị trí của những doanh nghiệp lớn đã trì hoãn quá trình chuyển đổi số như Sears, Kodak, Nokia và Yahoo. Việc chậm thay đổi trong giai đoạn hiện nay sẽ có thể tác động nặng nề đến doanh nghiệp còn hơn tác động của Covid-19.

Chuyển đổi số đối với doanh nghiệp là điều hết sức quan trọng mang tính sống còn trong giai đoạn hiện nay.
“Chuyển đổi số đối với doanh nghiệp là điều hết sức quan trọng mang tính sống còn trong giai đoạn hiện nay cũng như thời gian tới, đặc biệt với việc hội nhập kinh tế quốc tế và nền kinh tế mở của đất nước”, ông Trung nhận định.
Theo vị chuyên gia của RMIT, chúng ta đang sống trong thế giới thay đổi nhanh chóng và buộc doanh nghiệp phải chuyển đổi số để đáp ứng nhu cầu và kỳ vọng thay đổi từ khách hàng, nhân viên, đối thủ cạnh tranh, cổ đông và các bên liên quan khác. Chuyển đổi số trong doanh nghiệp thường diễn ra theo hai hình thức chính gồm ứng dụng công nghệ số vào mô hình kinh doanh hiện tại (chẳng hạn để tăng trải nghiệm khách hàng từ khâu ra quyết định mua hàng cho đến hậu mãi), hoặc thay đổi hoàn toàn mô hình hoạt động và cấu trúc (ví dụ như thay đổi mô hình doanh thu dựa trên công nghệ số mới và dữ liệu lớn).
“ Chuyển đổi số là quá trình đầy thách thức và khó khăn trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, chuyển đổi số không chỉ là thay đổi sang mô hình kinh doanh mới, mà còn là cơ hội để cải thiện đáng kể trải nghiệm khách hàng và tối ưu hóa quá trình vận hành”, TS. Nguyễn Quang Trung chia sẻ.
B. N
Tin liên quan
Đọc thêm Doanh nghiệp
Cụm công nghiệp Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đạt tỷ lệ lấp đầy 100%
Theo Ban Quản lý đầu tư xây dựng Bắc Từ Liêm, số dự án đã được cấp phép đầu tư vào cụm công nghiệp là 86, đạt tỷ lệ lấp đầy 100%. Loại hình sản xuất được thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp là vừa và nhỏ gồm các lĩnh vực cơ khí, cơ khí nhựa, ....
5 dự án điện mặt trời tại Việt Nam "về tay" đại gia Malaysia
Công ty TNB Renewables Sdn Bhd trực thuộc Tập đoàn điện lực đa quốc gia của Malaysia Tenaga Nasional Berhad (TNB), sẽ mua 39% cổ phần trong 5 dự án điện mặt trời của Sunseap Group (Singapore) tại Việt Nam.
Thanh Hóa: Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thành lập và phát triển
Để hoàn thành chỉ tiêu thành lập mới doanh nghiệp năm 2021, các cấp, ngành, địa phương tỉnh Thanh Hóa sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thành lập và phát triển.
Đề xuất tăng lương tối thiểu năm 2021
Dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, doanh nghiệp sẽ ngập lụt trong khó khăn. Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng vào thời điểm này được cho là chưa hợp lý.
Viettel Post "giải cứu" nông sản thông qua sàn thương mại điện tử
Khác với cách “giải cứu” thông thường, Viettel Post sẽ ứng dụng công nghệ nhằm bán nông sản trực tiếp từ bà con đến người tiêu dùng thông qua sàn thương mại điện tử (TMĐT) Voso.vn, cũng như hệ thống logistics thông minh.
Linh hoạt nắm bắt nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản
Lý do chính khiến nhiều doanh nghiệp Nhật Bản chọn đầu tư tại Việt Nam là tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm thuộc hàng tốt nhất trong khu vực, khiến quy mô nền kinh tế ngày một lớn, mức tiêu dùng của người dân cũng ngày một tăng.
Công ty của tỷ phú Ron Baron bán 1,8 triệu cổ phiếu Tesla dù giá tăng cao
Nhà đầu tư kiêm tỷ phú, Ron Baron đã bán 1,8 triệu cổ phiếu Tesla trong sáu tháng qua mặc dù tin rằng cổ phiếu sẽ tăng lên 2.000 USD trong 10 năm tới.
Các doanh nghiệp lớn ở Phú Thọ vừa sản xuất, vừa phòng chống dịch Covid-19
Tổng công ty Giấy Việt Nam và Công ty Cổ phần Supe phốt phát & Hóa chất Lâm Thao là hai trong số các doanh nghiệp lớn của tỉnh Phú Thọ vừa tích cực sản xuất kết hợp với phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả.
Nhà sản xuất đứng sau các mẫu xe điện nổi tiếng trên thế giới
Công ty Magna Steyr của Áo vốn được mệnh danh là 'Foxconn của ngành công nghiệp ô tô' đóng vai trò trung gian cho những gã khổng lồ công nghệ trong lĩnh vực xe cộ.
Kinh doanh hiệu quả nhờ Amazon
Kohl’s, chuỗi cửa hàng bán lẻ bách hóa của Mỹ được điều hành bởi Kohl's Corporation cho biết họ đã có thêm 2 triệu khách hàng mới vào năm 2020 nhờ Amazon.