Gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước: Doanh nghiệp cần nắm bắt cơ hội!
- 456
- Chính sách với doanh nghiệp
- 06:11 28/06/2022
Nghị định 32/2022/NĐ-CP của Chính phủ gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2022. Do vậy, các doanh nghiệp ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước cần nắm bắt cơ hội này để được gia hạn kịp thời và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính.
Đây là chia sẻ của TS. Nguyễn Đình Chiến - Phó Trưởng khoa Thuế và Hải quan (Học viện Tài chính) với phóng viên TBTCVN.
PV: Cùng với nhiều chính sách được ban hành nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 32/2022/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước năm 2022 trên 20.000 tỷ đồng. Theo ông, chính sách này sẽ tác động thế nào tới ngành công nghiệp ô tô trong nước?
TS. Nguyễn Đình Chiến: Nghị định 32/2022/NĐ-CP đã thực hiện gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 6, tháng 7, tháng 8 và tháng 9/2022 đối với ô tô sản xuất, hoặc lắp ráp trong nước. Thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt của các tháng này chậm nhất là vào ngày 20/11/2022.
Có thể thấy, kể từ năm 2020, đây là lần thứ ba thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước được gia hạn. Đây là giải pháp cấp bách, được ban hành kịp thời, khẳng định sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ và các bộ, ngành liên quan nhằm tạo động lực quan trọng để các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước giảm bớt phần nào áp lực về thuế, có thêm thời gian cân đối nguồn lực tài chính, chủ động kế hoạch sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng doanh số bán hàng, từ đó thúc đẩy thị trường tiêu thụ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Đặc biệt, sau hơn 2 năm chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, ngành công nghiệp ô tô trong nước gặp nhiều khó khăn do giãn cách xã hội, lượng xe tồn kho lớn, chuỗi cung ứng và các hoạt động phân phối đã bị đình trệ… do đó việc tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước có thêm nguồn lực tài chính, đảm bảo duy trì và khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.
PV:Qua kinh nghiệm từ 2 lần gia hạn trước, nghị định lần này có những điểm mới gì nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, thưa ông?
TS. Nguyễn Đình Chiến: Cùng với Nghị định số 109/2020/NĐ-CP, Nghị định số 104/2021/NĐ-CP đã được Chính phủ ban hành trong năm 2020 và 2021 về gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, Nghị định số 32/2022/NĐ-CP của Chính phủ lần này cũng đã có các quy định tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.
Theo đó, người nộp thuế gửi giấy đề nghị gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo mẫu cho cơ quan thuế quản lý một lần cho toàn bộ các kỳ được gia hạn và tự chịu trách nhiệm về việc đề nghị gia hạn đảm bảo đúng đối tượng được gia hạn. Cơ quan thuế không phải thông báo cho người nộp thuế về việc chấp nhận gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.
Trong thời gian gia hạn, nếu có cơ sở xác định người nộp thuế không thuộc đối tượng được gia hạn, thì cơ quan thuế có văn bản thông báo dừng gia hạn, người nộp thuế nộp đủ số tiền thuế và tiền chậm nộp trong khoảng thời gian đã thực hiện gia hạn vào ngân sách nhà nước.
Nếu sau khi hết thời gian gia hạn mới phát hiện người nộp thuế không thuộc đối tượng được gia hạn, thì người nộp thuế phải nộp số tiền thuế còn thiếu, tiền phạt và tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước. Trong thời gian được gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, cơ quan thuế không tính tiền chậm nộp đối với số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt được gia hạn.
Cùng với đó, Tổng cục Thuế ban hành Công điện số 06/CĐ-TCT gửi cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các vụ, đơn vị trực thuộc Tổng cục Thuế, yêu cầu kịp thời triển khai việc gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước, tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Những quy định của nghị định và các động thái nói trên của ngành Thuế đã thể hiện được sự minh bạch, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khi xác định quyền lợi của mình và thực hiện các thủ tục gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.
PV:Nghị định 32/2022/NĐ-CP được lãnh đạo Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đánh giá là một chính sách có tính chất lan tỏa, cả doanh nghiệp và người tiêu dùng đều được hưởng lợi từ chính sách này, theo ông, doanh nghiệp và người dân cần làm gì để thụ hưởng chính sách?
TS. Nguyễn Đình Chiến: Như đã nêu ở trên, trong điều kiện dịch bệnh vừa qua, ngoài các khó khăn về tiếp cận thị trường tiêu thụ do giãn cách, thiếu vốn do lượng tồn kho lớn, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước còn gặp khó do thiếu linh kiện nhập khẩu, thiết bị bán dẫn, thiếu chip… do đứt gãy chuỗi cung ứng. Từ đó, đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, lắp ráp cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Nhiều mẫu xe bán chạy trên thị trường được người tiêu dùng tìm, đặt mua nhưng không thể đáp ứng do sự thiếu hụt về khả năng sản xuất, lắp ráp. Với việc gia hạn thời hạn nộp thuế nói trên, đối tượng hưởng lợi không chỉ là các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, mà còn có cả người tiêu dùng khi khả năng đáp ứng nhu cầu của họ được nâng lên, họ không phải mất thời gian chờ đợi, không phải chi thêm hàng chục, hàng trăm triệu đồng mới được lấy xe nữa.
Tuy nhiên, đây là chính sách có thời hạn, Nghị định 32/2022/NĐ-CP có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2022. Sau thời gian gia hạn theo nghị định này, việc nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước được thực hiện theo quy định hiện hành về thuế tiêu thụ đặc biệt. Do vậy, các doanh nghiệp ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước cần nắm bắt cơ hội này để được gia hạn kịp thời và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính là số tiền thuế được gia hạn trong thời hạn gia hạn nói trên.
Như đã phân tích, việc xác định đối tượng, điều kiện được gia hạn và thủ tục thực hiện việc gia hạn rất rõ ràng và thuận lợi đối với người nộp thuế. Cùng với đó, các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách, hỗ trợ người nộp thuế của ngành Thuế được triển khai hiệu quả sẽ giúp người nộp thuế tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Vấn đề cần lưu tâm là với số tiền thuế được gia hạn trong thời hạn quy định, người nộp thuế sẽ sử dụng như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất, đây là điều mà người nộp thuế cần tính toán, bởi vì thời gian gia hạn của số thuế tiêu thụ đặc biệt trong các tháng là khác nhau và đều có thời hạn phải nộp ngân sách là 20/11/2022. Đây là những điểm mấu chốt để đạt được các mục tiêu trong chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế, hỗ trợ các cơ sở sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước vượt qua các khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh.
PV:Xin cảm ơn ông!
Theo: Đức Việt (Thời báo Tài chính Việt Nam)
Bài liên quan
#lắp ráp trong nước

Giảm 50% phí trước bạ, lượng khách hàng đến đại lý ô tô tăng cao
Từ ngày 1/12/2021 - 31/5/2022, mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước được giảm 50% so với mức thu quy định hiện hành.
Đọc thêm Chính sách với doanh nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh định hướng chuyển đổi các khu công nghiệp - khu chế xuất
Ngày 11/8, tại hội nghị lấy ý kiến về Đề án Định hướng phát triển các khu chế xuất - khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến năm 2040, ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM khẳng định, TP.HCM không có chủ trương bỏ hay xóa sổ khu công nghiệp, khu chế xuất nào, mà sẽ định hướng chuyển đổi cho phù hợp
Nhiều địa phương chậm thực hiện chính sách gói hỗ trợ theo Quyết định 08/2022 của Chính phủ
Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thống kê, còn 29 địa phương chưa giải ngân gói hỗ trợ. Nhiều nơi tỷ lệ rất thấp, như Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, An Giang, chỉ đạt dưới 1%. Nhiều nơi khác ban đầu dự kiến hỗ trợ lượng lớn lao động, nhưng đến nay tỷ lệ vẫn rất thấp, như Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang.
Thủ tướng: Tổng rà soát khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương tháo gỡ các vướng mắc, rào cản về pháp lý tồn tại từ lâu chưa được giải quyết cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Dự thảo quy định hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu và trứng gia cầm
Thuế suất thuế nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan và ngoài hạn ngạch thuế quan đối với thuốc lá nguyên liệu và trứng gia cầm nhập khẩu từ các nước thành viên của Liên minh Kinh tế Á - Âu thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất một số quan điểm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp
Tại Hội nghị toàn quốc giữa Thủ tướng Chính phủ với các doanh nghiệp có chủ đề "Chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững" sáng ngày 11/8, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, chúng ta cần phải chắt chiu từng cơ hội nhỏ nhất, dám đối mặt để vượt qua những thách thức lớn nhất; chủ động thích ứng, tận dụng cơ hội, phát triển bền vững, mang lại những giá trị mới to lớn hơn.
Chính sách tài chính tiền tệ hỗ trợ doanh nghiệp thời hậu dịch Covid-19
Cộng đồng doanh nghiệp vẫn đang đối diện với sức cầu trong nước còn yếu, tốc độ phục hồi kinh tế-xã hội còn chậm; áp lực tăng cả về rủi ro lạm phát, nợ công tăng, thâm hụt ngân sách và nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ tăng....
Hà Nội đề nghị các doanh nghiệp vận tải giảm cước
Trước tình hình giá xăng đã giảm 6 lần từ ngày 1/1 đến ngày 21/7, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa có văn bản đề nghị các doanh nghiệp vận tải kê khai và giảm giá cước khi giá nhiên liệu xăng, dầu đã giảm sâu.
Mục tiêu tới năm 2025 có ít nhất 10.000 sản phẩm OCOP 3 sao trở lên
Theo Quyết định vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, phấn đấu đến năm 2025, ít nhất 10.000 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, trong đó có khoảng 400 - 500 sản phẩm OCOP đạt 5 sao.
Bộ Tài chính rà soát, đánh giá chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi COVID
Lãnh đạo Bộ Tài chính yêu cầu Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Vụ Chính sách Thuế, Vụ Pháp chế... chủ động rà soát, tổng kết, đánh giá tác động, tình hình kết quả thực hiện, triển khai các chính sách.
NHNN đấu thầu lãi suất chào mua giấy tờ có giá, lợi suất trái phiếu biến động mạnh
Động thái kể trên của NHNN cho thấy nhà điều hành đang linh hoạt hơn trong cơ chế điều hành tiền tệ, đặc biệt với nghiệp vụ thị trường mở, vốn là công cụ được sử dụng nhiều nhất, linh hoạt nhất.