Giá dầu bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc “đấu khẩu” giữa ông Trump và Tổng thống Iran

00:00 12/10/2020

Theo các chuyên gia, nguy cơ xảy ra xung đột quân sự giữa Mỹ và Iran đang ngày một tăng cao và có thể sẽ dẫn đến việc con đường biển vận chuyển dầu nhộn nhịp nhất thế giới buộc phải đóng cửa và đẩy giá dầu lên cao hơn.

Tối hôm thứ Năm tuần trước, trên trang Twitter của mình, ông Trump đã đưa ra lời cảnh báo với Tổng thống Iran Hassan Rouhani rằng nếu ông Rouhani vẫn tiếp dục đưa ra những lời đe doa với Mỹ thì nước này sẽ phải "HỨNG CHỊU HẬU QUẢ MÀ RẤT ÍT QUỐC GIA ĐÃ TRẢI QUA TRƯỚC ĐÓ".

Giá dầu bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc “đấu khẩu” giữa ông Trump và Tổng thống Iran - Ảnh 1.

Dòng Tweet của Tổng thống Mỹ - Donald Trump

 "Quyền lực của Iran là ngăn chặn và chúng tôi không gây chiến tranh với bất kỳ quốc gia nào, nhưng những kẻ thù phải hiểu rõ rằng gây chiến với Iran là nguồn cội của tất cả các cuộc chiến khác", theo bản dịch tiếng Anh được đăng trên trang web của Tổng thống Iran. Và có vẻ như ông Trump đang phản ứng lại những lời bình luận này từ phía ông Rouhani.

Vào thứ Hai 23/7, giá dầu đã tăng khoảng 1USD/thùng sau cuộc "đấu khẩu" giữa hai vị tổng thống, nhưng sau đó lại trở về mức cũ vào cuối ngày.

Hôm qua, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Trump, John Bolton, đã nhấn mạnh một lần nữa về dòng tweet của ông Trump:

"Tôi đã nói chuyện với Tổng thống trong vài ngày qua và ông nói với tôi rằng nếu Iran có bất kỳ động thái tiêu cực nào thì họ sẽ phải trả cái giá rất đắt mà trước đây có rất ít quốc gia phải hứng chịu."

Chiến tranh không phải là điều sắp xảy ra, mà là nguy cơ về xung đột quân sự ở Vịnh Ba Tư mới đang tăng cao mới đáng lo lại, Cliff Kupchan, chủ tịch tư vấn về rủi ro tại Eurasia Group cho biết.

Trong một cuộc họp báo, ông nói rằng: "Không có bên nào muốn chiến tranh xảy ra; ông Trump đang tìm cách để ngăn chặn nguồn đầu tư từ nước ngoài, còn Iran biết rằng điều đó sẽ dẫn đến cuộc xung đột với Mỹ một cách trực tiếp. Nhưng khi bị đe dọa, Iran lại có những phản ứng rất hung hăng."

Lời tuyên bố thậm chí còn nóng hơn khi một trong hai thời hạn mà Mỹ đưa ra đối với các doanh nghiệp quốc tế là phải cắt đứt mối quan hệ kinh doanh với Iran vào tháng tới. Vào tháng 11, Mỹ kỳ vọng hầu hết các doanh nghiệp sẽ giảm lượng sử dụng dầu thô nhập khẩu từ Iran xuống con số 0 hoặc phải đối mặt với những lệnh trừng phạt của Mỹ.

Vào tháng 5, ông Trump đã tuyên bố về một thỏa thuận hạt nhân với Iran và khôi phục các lệnh trừng phạt nhằm chống lại quốc gia này.

Cuối tuần trước, Iran đã một lần nữa đe dọa sẽ đóng cửa eo biển Hormuz, con đường biển trọng yếu đối với việc vận chuyển dầu. Ông Rouhani đã đề cập đến vấn đề eo biển vào một bài phát biểu hôm Chủ nhật rằng: "Ông Trump! Chúng tôi là những con người có lòng tự trọng và từ rất lâu đã là quốc gia đóng vai trò bảo vệ an ninh cho tuyến đường biển. Vì thế, đừng đùa giỡn với cái đuôi của con sư tử, nếu không ông sẽ phải hối hận." Và nhà lãnh đạo tối cao của Iran, ông Ayatollah Ali Khamenei cũng đã xác nhận về lời đe dọa của tổng thống trong việc đóng cửa eo biển nếu Mỹ gây cản trở cho hoạt động xuất khẩu của Iran.

Theo Đô đốc James Stavridis, cựu Tư lệnh Đồng minh tại NAT, để chắc chắn, quân đội Mỹ và các đồng minh của họ từ vùng Vịnh có thể mở cửa lại eo biển trong vài ngày. Tuy nhiên, Iran có thể tạm thời đóng cửa đoạn đường này nhiều lần bằng cách khai thác nước hay sử dụng nhiều cách thức "lén lút" khác.

Ông Bob McNally, người sáng lập công ty tư vấn năng lượng Rapidan Energy, cho hay, Hạm đội 5 Hải quân Hoa Kỳ chịu trách nhiệm về các tuyến đường thủy quanh khu vực Trung Đông, trong đó cỏa cả eo biển Hormuz và lối vào Vịnh Ba Tư. Nếu Iran đặt các mỏ ở Vịnh Ba Tư thì có khả năng sự gián đoạn sẽ được kéo dài từ vài ngày đến vài tuần.

Ông nói thêm: "Nói về hoạt động xuất khẩu dầu của Iran, đó là khoảng 2,5 triệu thùng mỗi ngày. Còn nếu tại eo biển Hormuz có những gián đoạn thì có số đó sẽ 19 triệu. Khoảng 30%...lượng dầu trong các giao dịch đều đi thẳng qua con đường đó. Vậy nên chắc chắn đó là một vấn đề lớn hơn nhiều."

John Kilduff, đối tác sáng lập quỹ đầu tư năng lượng Again Capital, cho biết Brent – tiêu chuẩn giá dầu thô của thế giới – đang trên đà tăng lên đến 90 USD/thùng (hiện tại là 78 USD/thùng) bởi chính quyền Trump dường như không đưa ra nhiều biện pháp trừng phạt. Gần đây, giới chức đứng đầu Nội Các cho biết các quốc gia có thể phải chịu lệnh trừng phạt tùy theo từng trường hợp nếu họ không cắt giảm hoàn toàn việc mua dầu thô từ Iran vào tháng 11.

Ông nhận định, tuy nhiên, nếu Iran nhắm đến "lựa chọn hạt nhân" để đóng cửa eo biển Hormuz thì Brent có thể sẽ tăng bật vài trăm USD một thùng bởi tình trạng thiếu hụt dầu thô trên toàn cầu.

Theo bà Helima Croft, giám đốc chiến lược hàng hóa tại RBC Capital Markets, ông Rouhani cũng úp mở về việc Iran có thể sẽ có những động thái tương tự với những tuyến đường biển khác trong khu vực.

Bà nói: "Tôi không nghĩ tất cả mọi người đều tin rằng Hạm đội 5 sẽ không thể bảo vệ những tàu đi qua khu vực đó. Nhưng nếu chúng ta bắt đầu triển khai những hoạt động quân sự đó thì tôi nghĩ việc này sẽ gây thêm áp lực đối với giá dầu. Đó chính là kịch bản cho sự tăng vọt của giá dầu trong nửa cuối năm nay."

Một số chuyên gia có quan điểm rằng, nguy cơ xảy ra xung đột đang trên đà căng thẳng bởi chính quyền Trump đang đưa ra những dấu hiệu rằng mục tiêu cuối cùng của họ là thay đổi hệ thống chính trị của Iran. Hôm Chủ nhật, Ngoại trưởng Mỹ, Mike Pompeo, đã phát biểu trước đông đảo người Mỹ gốc Iran, ông chỉ trích một cách quyết liệt về sự lãnh đạo của Iran.  

Hương Giang/ CNBC