2 cựu Phó Tổng Giám đốc BIDV bị đề nghị 6 - 7 năm tù
- Pháp luật doanh nghiệp
- 15:52 28/10/2020
DNHN - Đại diện VKS đề nghị tòa phạt tù 8 lãnh đạo, cán bộ thuộc BIDV vì khiến ngân hàng thất thoát hơn 1.664 tỷ đồng và tiếp tục kê biên tài sản của cố Chủ tịch Trần Bắc Hà để xử lý.
Sáng 28/10, phiên tòa xét xử 12 bị cáo trong đại án BIDV liên quan ông Trần Bắc Hà đã kết thúc phần xét hỏi, chuyển sang tranh luận. Mở đầu, đại diện VKSND trình bày bản luận tội đối với các bị cáo.
Sang ngày xét xử thứ ba, đại diện Viện KSND TP Hà Nội thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã nêu quan điểm giải quyết vụ án và đề nghị mức án đối với từng bị cáo. Theo bản luận tội của Viện kiểm sát, hành vi của các bị cáo trong vụ án đã xâm phạm trực tiếp đến hoạt động đúng đắn của ngân hàng, tạo dư luận xấu, số tiền thất thoát đặc biệt lớn. Các bị cáo đều thừa nhận hành vi phạm tội, mong được giảm nhẹ hình phạt. Riêng bị cáo Đoàn Hồng Dũng quanh co chối tội.
Bị cáo Đoàn Ánh Sáng (cựu Phó Tổng Giám đốc BIDV).
Bản luận tội nêu rõ, trong vụ án này, ông Trần Bắc Hà (cố Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV) là người chịu trách nhiệm chính, thực hiện hành vi chỉ đạo xuyên suốt trong việc cho vay trái quy định gây thiệt hại cho BIDV số tiền 1.664 tỷ đồng. Trong đó, việc phê duyệt, cấp tín dụng và giải ngân cho Công ty Bình Hà gây thiệt hại cho BIDV hơn 799 tỷ đồng, Công ty Trung Dũng thiệt hại gần 865 tỷ đồng. Công ty Bình Hà là công ty sân sau của ông Trần Bắc Hà với mục đích làm dự án chăn nuôi bò ở Hà Tĩnh, vay vốn của BIDV.
Công ty Bình Hà do ba cổ đông góp vốn, nhưng thực chất do Trần Duy Tùng (con trai ông Trần Bắc Hà, đang bỏ trốn và bị truy nã) trực tiếp điều hành. Công ty Bình Hà không đủ điều kiện để được cấp tín dụng nhưng quá trình thực hiện hợp đồng và giải ngân, BIDV Chi nhánh Hà Tĩnh dưới sự chỉ đạo của ông Trần Bắc Hà, đã 8 lần sửa đổi điều kiện cấp tín dụng theo hướng bỏ qua một số quy định hoặc nới lỏng điều kiện.
Bị cáo Trần Lục Lang (cựu Phó Tổng Giám đốc BIDV).
Từ năm 2015 đến tháng 11/2018, BIDV Chi nhánh Hà Tĩnh đã giải ngân cho Công ty Bình Hà vay hơn 2.600 tỷ đồng, nhưng không kiểm soát được dòng tiền. Từ đó các cổ đông của Công ty Bình Hà đã sử dụng vốn vay không đúng mục đích, thông qua các nhà thầu chiếm đoạt và chiếm dụng tiền giải ngân.
Theo đại diện Viện kiểm sát, trong sự việc này, các bị cáo tại BIDV Hội sở và BIDV Chi nhánh Hà Tĩnh đều biết Công ty Bình Hà là doanh nghiệp mới thành lập, chưa có kinh nghiệm, vốn, khả năng thực hiện dự án nuôi bò quy mô lớn. Chính tổ thẩm định của BIDV đã xác định việc nuôi bò Úc quy mô lớn tại Hà Tĩnh của Công ty Bình Hà không phù hợp vì điều kiện thời tiết, khí hậu nơi đây khó khăn.
Ngoài ra, Công ty Bình Hà phải nhập khẩu máy móc, giống và chưa có phương án xây dựng chuồng trại đạt tiêu chuẩn; không có các nguồn khác để trả nợ, chỉ phụ thuộc vào kinh doanh bò…
Các bị cáo tại phiên xử.
Tuy nhiên, các bị cáo thuộc BIDV Hội sở và BIDV Chi nhánh Hà Tĩnh vẫn làm theo chỉ đạo của ông Trần Bắc Hà, đề xuất cho Công ty Bình Hà vay tiền nuôi bò thậm chí còn sửa đổi chính sách theo hướng nới lỏng điều kiện cho vay. Khi Công ty Bình Hà kinh doanh thua lỗ, các bị cáo đề xuất ra hạn trả nợ và cấp thêm tín dụng cho doanh nghiệp này dẫn tới không thu được số tiền hơn 799 tỷ đồng.
Theo hợp đồng vay vốn, tiền bán bò của Bình Hà phải chuyển về tài khoản mở tại BIDV để từ nợ. Theo chỉ đạo của Trần Duy Tùng, các bị cáo Đinh Văn Dũng, Trần Anh Quang, Thái Thành Vinh đã yêu cầu bên mua chuyển vào tài khoản của mình rồi chiếm đoạt hơn 149 tỷ đồng của BIDV, hiện mới khắc phục được 128 tỷ đồng.
Về hành vi cấp tín dụng và mở phát hành L/C (chứng thư bảo lãnh) cho Công ty Trung Dũng, đại diện Viện kiểm sát nhận định, ông Trần Bắc Hà có vai trò chính, là người chỉ đạo xuyên suốt. Công ty Trung Dũng có quan hệ tài chính với BIDV Chi nhánh Hà Thành từ năm 2007. Đến năm 2011, Công ty Trung Dũng bắt đầu làm ăn thua lỗ, đề nghị BIDV tái cấp hạn mức tín dụng 700 tỷ đồng để mua bán thép và cấp tín dụng bằng hình thức phát hành L/C nhập khẩu hàng với số tiền hơn 22 triệu USD.
Viện kiểm sát cho rằng, ông Trần Bắc Hà đã gây áp lực để bốn bị cáo ở BIDV Chi nhánh Hà Thành phê duyệt, giải ngân cho Công ty Trung Dũng vay 700 tỷ đồng và mở phát hành L/C theo món. Trong số 26 khoản giải ngân có 20 khoản không đáp ứng đúng tỷ lệ tài sản đảm bảo. Sau khi giải ngân, nhóm cán bộ BIDV cũng không kiểm tra dòng tiền, tài sản đảm bảo để Công ty Trung Dũng sử dụng tiền không đúng mục đích, tự ý bán tài sản đảm bảo L/C. Hậu quả, BIDV bị thiệt hại gần 865 tỷ đồng.
Tại khoản vay của Công ty Trung Dũng, đại diện Viện kiểm sát cho rằng, doanh nghiệp này rất khó khăn, không đủ tài sản đảm bảo nhưng theo chỉ đạo của ông Trần Bắc Hà, các bị cáo thuộc BIDV Chi nhánh Hà Thành vẫn đề xuất cho doanh nghiệp này vay tiền. Sau đó, nhóm cán bộ ngân hàng không kiểm soát tiền cho vay và hàng hóa là phôi thép được mua từ tiền vay ngân hàng.
Qua đây, BIDV không thể thu hồi được khoản nợ hơn 864 tỷ đồng. Ngoài ra, số phôi thép được mua muốn bán phải được BIDV đồng ý nhưng bị cáo Đoàn Hồng Dũng và vợ là bị cáo Nguyễn Thị Thanh Sơn đã tự ý bán rồi thu tiền. Qua đây, cặp vợ chồng này chiếm đoạt hơn 263 tỷ đồng của BIDV.
Về trách nhiệm dân sự, đại diện Viện kiểm sát viên đề nghị HĐXX tuyên Công ty Trung Dũng trả toàn bộ tiền vay BIDV. Vợ chồng bị cáo Dũng và Sơn phải trả số tiền chiếm đoạt. Ngược lại, dư nợ thuộc Công ty Bình Hà thuộc trách nhiệm của ông Trần Bắc Hà nên tiếp tục kê biên tài sản của vị cố Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV và những người liên quan để xử lý.
Từ các cơ sở trên, VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Trần Lục Lang (cựu Phó TGĐ BIDV) 6-7 năm tù, Đoàn Ánh Sáng (cựu phó TGĐ BIDV) 6-7 năm, Kiều Đình Hòa (cựu Giám đốc BIDV chi nhánh Hà Tĩnh) 4-5 năm tù, Lê Thị Vân Anh (cựu Trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp, BIDV chi nhánh Hà Tĩnh) 3-4 năm tù về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Cùng tội danh, VKS đề nghị tuyên phạt Ngô Duy Chính (cựu Giám đốc BIDV chi nhánh Hà Thành) 7-8 năm tù, Nguyễn Xuân Giáp (cựu Phó Giám đốc BIDV chi nhánh Hà Thành) 5-6 năm tù, Phạm Hồng Quang (cựu Trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp, BIDV chi nhánh Hà Thành) 4-5 năm tù và Đặng Thanh Nam (cựu cán bộ quản lý khách hàng, BIDV chi nhánh Hà Thành) 3-4 năm tù.
Tại Công ty Bình Hà, theo sự chỉ đạo của Trần Duy Tùng (con trai ông Trần Bắc Hà, đã bỏ trốn), các bị cáo sau khi nhận tiền bán bò thay vì đưa về tài khoản của công ty để BIDV quản lý thì lại chiếm đoạt bằng việc chuyển tiền vào tài khoản cá nhân.
Tiếp đó, các cá nhân này sử dụng để nộp tiền góp vốn, chứng minh vốn đối ứng với BIDV để tiếp tục được giải ngân. Hệ quả, các bị cáo chiếm đoạt hơn 149 tỷ đồng tiền bán bò.
Đối với hành vi phạm tội trên, VKS đề nghị tuyên phạt Đinh Văn Dũng 12-13 năm tù, Trần Anh Quang (cựu TGĐ công ty Bình Hà) 13-14 năm tù.
VKS xác định vợ chồng ông Đào Hồng Dũng (Công ty Trung Dũng) dùng thủ đoạn gian dối bán tài sản đảm bảo, chiếm đoạt của BIDV số tiền hơn 263 tỷ đồng.
Đối với hành vi này, VKS đề nghị tuyên phạt Đào Hồng Dũng 18-19 năm tù, Nguyễn Thị Thanh Sơn (vợ Dũng) 5-6 năm tù.
PV
Tin liên quan
- Cảnh báo mới nhất từ châu Âu về 3 biến thể đặc biệt nguy hiểm của SARS-CoV-2
- Điều gì giúp du lịch Việt Nam tỏa sáng trong nước và thị trường quốc tế?
- Thúc đẩy kết nối cơ hội kinh doanh giữa Trung Quốc và Việt Nam
- Làm gì khi chuyển tiền nhầm tài khoản ngân hàng?
- Cải cách "hệ sinh thái kinh doanh" còn rất nhiều điểm nghẽn cần xóa bỏ
#BIDV

Lợi nhuận ngân hàng nào đang 'khủng' nhất ?
Tiếp nối thành công của những quý trước, nhiều ngân hàng lớn tiếp tục công bố lợi nhuận ấn tượng trong quý 3 năm 2018. Trong đó có thể kể đến cái tên như Vietcombank, Techcombank, Vietinbank, BIDV…

Top 5 ngân hàng Việt là ai?
Nói đến “Big 4 – bốn ông lớn" ngân hàng Việt chắc chắn sẽ là: Agribank, BIDV, Vietinbank và Vietcombank. Còn ngân hàng thứ 5 là ai?

Ngân hàng tăng phí ATM có thể đối diện án phạt nặng
Trong trường hợp vi phạm luật Cạnh tranh vì áp đặt việc tăng phí nội mạng ATM, cả 4 ngân hàng lớn như Vietcombank, Vietinbank, Agribank và BIDV có thể đối mặt án phạt tới 10% tổng doanh thu.

Vai trò của BIDV và ông Trần Bắc Hà trong dự án 4.500 tỷ nuôi bò “đầu voi đuôi chuột” tại Hà Tĩnh?
Dự án chăn nuôi bò của Công ty Bình Hà tại Hà Tĩnh với tổng mức đầu tư hơn 4.500 tỷ đồng và quy mô hơn 200.000 con bò đã thất bại và đang trên bờ vực đổ bể. Đây là dự án có sự tài trợ của BIDV và sự ủng hộ của ông Trần Bắc Hà - Chủ tịch BIDV vào thời điểm dự án bắt đầu triển khai.

Uỷ ban Kiểm tra Trung ương: Ông Trần Bắc Hà sai phạm rất nghiêm trọng khi làm Chủ tịch BIDV
Theo Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, những vi phạm của đồng chí Trần Bắc Hà, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng BIDV là rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và Ngân hàng BIDV, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.

BIDV và Kho bạc Nhà nước ký kết Thỏa thuận phối hợp thu ngân sách nhà nước
Ngày 19/7, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã ký kết Thỏa thuận liên tịch phối hợp thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Hà Nội.
Đọc thêm Pháp luật doanh nghiệp
Bồi thường bảo hiểm xe cơ giới 150 triệu đồng/người/vụ
Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng do xe cơ giới gây ra từ 100 triệu đồng/1 người/1 vụ tai nạn lên mức 150 triệu đồng cho 1 người trong một vụ tai nạn.
Chặn đứng đường vào bếp ăn người Việt của 45 tấn bột ngọt bị cấm
Điều đáng nói là nhãn hiệu bột ngọt "Hai con tôm" đã bị cấm lưu thông trên thị trường Việt Nam...
Tạm giữ 6 đối tượng sản xuất thuốc bảo vệ thực vật giả quy mô lớn
Trần Thiện Giác bị phát hiện khi đang sử dụng xe lôi máy vận chuyển 13 thùng thuốc BVTV nghi làm giả các nhãn hiệu Antracol 70WP, Filia 525SE, Amistar Top...
Làm gì khi chuyển tiền nhầm tài khoản ngân hàng?
Người nhận được khoản tiền chuyển nhầm cố tình không trả tiền cho chủ sở hữu, cố tình trốn tránh thì có thể bị truy cứu trách nhiệm trách nhiệm hình sự về tội “Chiếm giữa trái phép tài sản” theo Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Phát hiện cửa hàng thời trang hàng hiệu nghi nhập lậu 1,5 tỷ đồng
Triển khai cao điểm về đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả, an toàn thực phẩm trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, Đội Quản lý thị trường số 1 tại Móng Cái kiểm tra và phát hiện cửa hàng thời trang nhập lậu hàng hiệu lên đến 1,5 tỷ đồng.
Đề nghị truy tố Giám đốc Công ty Bia Sài Gòn Việt Nam
Cơ quan Điều tra đề nghị truy tố pháp nhân Công ty Cổ phần Tập đoàn Bia Sài Gòn Việt Nam và ông Lê Đình Trung về tội "Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp".
Jena Beauty Day: Quảng cáo sai quy định, lừa dối người dùng và hai website bán hàng của Công ty có dấu hiệu vi phạm pháp luật?
Là Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (tên gọi khác của TPCN), nhưng trên các trang mạng xã hội, sản phẩm Jena Beauty Day lại được công khai quảng cáo có công dụng “giúp hạn chế lão hóa da”, “giảm nám, sạm da, vết nhăn”, “mờ sạm nám”, “trẻ hóa da”...
Ủy quyền đăng ký doanh nghiệp
Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.
Lần thứ 2 hoãn phiên toà xét xử cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng và đồng phạm
13 người liên quan, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vắng mặt, trong đó có nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Nam Hải và đại diện Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).
Bắt giữ 35 đối tượng lợi dụng giá rét xuyên rừng nhập cảnh trái phép
Cơ quan chức năng đã nhanh chóng phối hợp với Trung tâm Y tế địa phương tổ chức đưa các đối tượng đi cách ly y tế theo quy định.