Dư thừa sản xuất - Bài toán khó cho ngành thực phẩm và đồ uống Trung Quốc

10:43 12/07/2021

Theo số liệu thống kê chính thức, trong năm tháng qua, tổng kim ngạch thương mại hàng hóa Trung – Mỹ đạt 1,34 nghìn tỷ Nhân dân tệ. Đằng sau sự phát triển vượt bậc đã kéo theo một số vấn đề khi tình trạng thừa công suất trong các ngành như sắt thép, than đá, xi măng,... đã nhiều lần xuất hiện. Trên thực tế, vấn đề này không chỉ phổ biến trong ngành công nghiệp nặng, mà còn cả ngành công nghiệp thực phẩm của Trung Quốc.

Toàn ngành hỗn loạn

Trong những năm gần đây, với tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc, mức sống của người dân được cải thiện đáng kể, thị trường công nghiệp thực phẩm tăng trưởng mạnh mẽ. Lấy thực phẩm ăn nhẹ làm ví dụ, theo số liệu của Viện Nghiên cứu Công nghiệp Kinh doanh Trung Quốc: Từ năm 2016 đến năm 2020, quy mô thị trường của ngành thực phẩm ăn nhanh sẽ tăng từ 822,4 tỷ Nhân dân tệ lên 1.298,4 tỷ Nhân dân tệ. Nhờ có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm đạt 12,09%, dự kiến quy mô ngành sẽ lên tới 1401, 5 tỷ Nhân dân tệ trong năm 2021. Điều kiện thuận lợi đã sản sinh ra một số lượng lớn các công ty thực phẩm quy mô lớn. Tuy nhiên, quá trình phát triển tạo ra khả năng sản xuất dư thừa trong ngành thực phẩm. Meng Suhe, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học và Công nghệ Thực phẩm Trung Quốc, từng báo cáo rằng “ngành công nghiệp thực phẩm trong nước đang đối mặt với giai đoạn chuyển đổi khó khăn nhất và tương đối dài trong 30 năm qua”. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Khách quan mà nói, dư thừa năng lực là sản phẩm của sự phát triển kinh tế nhanh chóng. Tuy sẽ gây ra sự lãng phí nguồn lực nhất định nhưng cũng dẫn đến sự phân hóa về năng lực cạnh tranh là động lực cho doanh nghiệp phải tìm cách chuyển đổi. Kết quả là, ngành công nghiệp thực phẩm đã dần chuyển từ “chiến tranh giá cả” sang cạnh tranh thương hiệu dựa trên tính bền vững và đổi mới, cạnh tranh giá trị dựa trên an ninh chuỗi công nghiệp. 

Ngày nay, lĩnh vực thực phẩm và đồ uống đã trở thành một trong những ngành hàng phổ biến nhất đối với nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người dân và đây cũng là lĩnh vực trực quan nhất phản ánh tình trạng dư thừa công suất, gây ra hỗn loạn trong ngành. Cuộc chơi giữa các công ty và thương hiệu trong nước ngày càng gay gắt: Các sản phẩm ngũ cốc, đồ uống lợi khuẩn và thức uống không đường cạnh tranh lẫn nhau; các hình thức bán hàng thông qua livestream, người nổi tiếng quảng cáo sản phẩm hay các chiến lược thiết kế bao bì và hoạt động quảng cáo cũng không năm ngoài vòng tranh đấu.  

Chiến lược

Nhìn từ góc độ con đường phát triển của ngành, việc tiêu thụ sức sản xuất sẽ là một bài toán lâu dài cần phải đối mặt. Nhìn chung, có hai lựa chọn chiến lược cho doanh nghiệp.

Một là “thoát li” khỏi cuộc cạnh tranh tại thị trường trong nước và tìm kiếm một thị trường gia tăng rộng lớn hơn. Trên thực tế, ngay từ năm 2008, Bright Food Group đã bắt đầu chiến lược M&A ở nước ngoài. Năm 2010, công ty này mua lại 51% cổ phần của Synlaite Dairy của New Zealand và niêm yết thành công; năm 2012, Bright Food mua lại 60% cổ phần của Vitamax với mức giá 1,2 tỷ bảng Anh. Tương tự, năm 2013, Shuanghui mua lại hoàn toàn Smithfield, công ty thực phẩm thịt lợn lớn nhất ở Hoa Kỳ với giá 7,1 tỷ đô la. Một năm sau, doanh nghiệp tiếp tục sát nhập hơn 100 công ty toàn cầu. Năm 2016, Shuanghui lọt vào top 500 công ty; năm 2017,  mua lại thành công bốn công ty sản phẩm thịt của Ba Lan và hai công ty sản phẩm thịt của Romania.

Năm 2014, COFCO đã mua lại 51% cổ phần của Nidera, một tập đoàn kinh doanh hàng hóa số lượng lớn và nông sản toàn cầu, đồng thời mở ra một kênh quốc tế từ các nguồn nước ngoài đến bán hàng trong nước. Hiện tại, dây chuyền công nghiệp đã vươn ra hơn 140 quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, nhiều công ty thực phẩm như Moutai, Wuliangye, Changyu, Yili, Wangwang, Qiaqia Foods,... đã ra nước ngoài để tích cực tham gia cạnh tranh thị trường quốc tế. Các công ty sử dụng hai chiến lược chính bao gồm mua bán, sát nhập, tái cơ cấu, đầu tư xây dựng nhà máy và định vị nhóm người tiêu dùng Trung Quốc tại thị trường bản địa và học cách đi vào lòng người tiêu dùng địa phương.

Hai là “thâm nhập” chỉ quá trình tham gia nghiên cứu hành vi tiêu dùng của một nhóm đối tượng. Đây cũng là các các thương hiệu Trung Quốc tiếp tục tăng cường vị thế tại thị trường nội địa, hình thành tính cạnh tranh cũng như mở ra cơ hội quan trọng. Từ lâu, thị trường tiêu thụ của Trung Quốc luôn xoay quanh vấn đề các công ty sản xuất và người tiêu dùng tiêu thụ những gì. Nhu cầu của người tiêu dùng chuyển đổi từ thỏa mãn chức năng vật lý sang tâm lý đồng thời làm thay đổi mục tiêu của ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống, từ chiếm thị phần sang tạo ra nhu cầu mới. Không khó để nhận thấy rằng dù các công ty thực phẩm và đồ uống lựa chọn “thoát li” hay “thâm nhập” đều chú ý đến nhu cầu của người tiêu dùng sẽ trở thành điểm vào then chốt để xác định ai có thể dẫn đầu ngành trong tương lai.

TL