Du lịch Hà Giang: khám phá Dinh thự họ Vương huyền thoại một thời

19:06 27/12/2021

Dinh thự họ Vương nằm ở vị trí phía sau con đường bên hàng cây sa mộc cao vút, chiếc cổng đá bề thế … Nơi đây được mọi người biết đến với tên gọi dinh thự vua Mèo – là một vị vua duy nhất được người Mông nơi đây suy tôn, và cai quản 4 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn ở Sà Phìn hiện ra ngay trên đỉnh đồi.

Hà Giang được du khách thập phương biết đến với vẻ đẹp tự nhiên, những kiệt tác công trình kiến trúc được tạo hóa ban tặng vùng đất cao nguyên núi đá, những tác phẩm tuyệt tác do bàn tay con người tạo ra, một trong những kiệt tác phải kể tên đó là dinh thự họ Vương. Đây là khu dinh thự của vua Mèo, tên dùng trong các văn bản là Dinh thự họ Vương, hay còn được gọi với tên Nhà Vương tọa lạc trong một thung lũng thuộc địa bàn xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, Hà Giang. 

Ảnh minh họa
Sân trong giữa trung dinh và hậu dinh của dinh thự họ Vương.

Nơi đây có diện tích gần 3.000m2, được khởi công vào năm 1898 và hoàn thành vào năm 1907 tức 9 năm sau đó. Quá trình xây dựng tốn 15 vạn đồng bạc trắng Đông Dương, tương đương 150 tỷ đồng ngày nay. Dinh thự họ Vương có ảnh hưởng kiến trúc của 3 nền văn hóa: Trung Quốc, người Mông và Pháp, được thiết kế bởi người thợ quê gốc Nam Định. Ngôi nhà có 4 nhà ngang, 6 nhà dọc, được chia thành tiền dinh, trung dinh và hậu dinh có 64 buồng được xây 2 tầng tường bằng đá xanh, mái vách bằng gỗ thông và ngói làm từ đất nung. Lối dẫn vào dinh thự được làm bằng những phiến đá hoa cương có chạm khắc nhiều hoa văn, mái nhà cong, uống lượn, mái cổng được làm bằng gỗ lợp ngói âm dương, chạm khắc tinh xảo. 

Ảnh minh họa
Các lớp nhà được cách nhau bởi các sân trong.

Chủ nhân của dinh thự là ông Vương Chính Đức và ông cũng là người xây dựng ngôi dinh thự bề thế này, ông có biệt danh là vua Mèo. Ông từng là thủ lĩnh của tổ chức Hươu nai của người H’Mông với mục đích là chống lại quân cờ Đen phía Trung Quốc, và ông được mệnh danh là vua Mèo.  Ông cũng là người rất cẩn thận và tin vào phong thủy, vì lý do này khi nên trước khi xây dựng dinh thự, đích thân ông mời người thầy địa lý tên là Trương Chiếu- người Hán đến để tìm vị trí đẹp nhất để xây dựng dinh thự. Trong các khu vực mà người thầy địa lý xem qua thì chỉ duy nhất một quả đồi hình con rùa giữa thung lũng Sà Phìn, nơi này có địa hình rất đẹp được bao bọc xung quanh là núi, và đây là mảnh đất của bậc anh kiệt. 

Ảnh minh họa
Mộ ông Vương Chí Thành ở sân trước dinh với đôi câu đối do Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng.

Dinh thự tọa lạc trong một thung lũng rộng lớn đắc địa ở giữa có một đồi đất hình mui rùa xung quanh được bao bọc bởi những dãy núi cao thuộc xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn. Được khởi công xây dựng từ năm 1898 và hoàn thành 9 năm sau đó, tổng diện tích là 1120m2 trong khuôn viên rộng hơn 3000m2. Kiến trúc của dinh thự họ Vương là sự pha trộn độc đáo của 3 phong cách kiến trúc: Pháp, Trung Hoa và kiểu nhà của người H'Mông. Toàn dinh thự 2 tầng có 3 cung: tiền dinh, trung dinh và hậu dinh với 64 phòng dành cho 100 người ở. Xung quanh được bao bọc bởi lớp tường dày 60-70cm, cao 2m, có nhiều lỗ châu mai. Phía sau dinh thự có hai lô cốt kiên cố làm kho vũ khí và kho thuốc phiện. Vật liệu xây dựng hoàn toàn bằng các loại đá: đá xanh, đá cẩm thạch và gỗ thông đá (gỗ Sa mộc) có độ bền hàng trăm năm, tất cả đều được đục đẽo, chạm khắc bằng tay với hàng ngìn thợ giỏi từ Nam Định, Vân Nam. Tổng kinh phí xây dựng là 15 vạn bạc trắng tương đương 150 tỷ đồng. Chỉ tính công đánh bóng một chân cột bằng đá để có màu nâu giống quả thuốc phiện đã mất tới 900 đồng bạc trắng (gần 1 tỷ đồng).

Xung quanh dinh thự đươc bao bọc bởi hàng cây mộc sa trăm năm tuổi cao vút. Bước qua chiếc cổng bề thế ấy là lối dẫn được làm hoàn toàn bằng những phiến đá hoa cương chạm khắc tinh xảo. Dù trải qua bao thăng trầm lịch sử và biến cố của thời gian, thế nhưng dinh thự họ Vương vẫn giữ được nguyên vẹn những nét kiến trúc đặc sắc đậm chất cổ kính. Đứngở giữa dinh thự, du khách như lạc vào những ngày tháng xưa cũ, thời gian như dừng trôi, có chút buồn khó nói thành lời.

Năm 2004, khi dinh thự họ Vương được người họ Vương cống hiến cho nhà nước và trở thành di tích bảo tồn cấp quốc gia, và là điểm đến để du khách tham quan chiêm ngưỡng. Người nhà họ Vương chuyển ra sinh sống xung quanh dinh thự, họ vừa buôn bán, vừa trở thành những hướng dẫn viên nhiệt tình giới thiệu lịch sử và những nét đặc sắc của ngôi dinh thự cổ này đến khách tham quan.

Vũ Tiến