Làn sóng Covid-19 thứ hai có nguy cơ đe dọa sự phục hồi của nền kinh tế Ấn Độ

10:24 01/06/2021

Nền kinh tế Ấn Độ đã chuyển hướng vào đầu năm nay khi đất nước bắt đầu tăng tốc thoát khỏi cuộc suy thoái do đại dịch Covid-19 gây ra mà họ phải gánh chịu trong năm 2020. Nhưng tốc độ gia tăng gần đây của các ca nhiễm đang de dọa đến sự tiến bộ của đất nước này.

cửa hàng đã đóng cửa trên một con phố vắng vẻ trong thời gian cấm cửa ở New Delhi vào ngày 31/5/2021.

Hàng loạt các cửa hàng đã đóng cửa trên một con phố vắng vẻ trong thời gian cấm cửa ở New Delhi vào ngày 31/5/2021.

Đại dịch tàn phá nền kinh tế

Theo số liệu thống kê chính thức được công bố hôm thứ Hai (31/5), nền kinh tế lớn thứ ba châu Á ghi nhận mức tăng tổng sản phẩm quốc nội là 1,6% trong quý 1. Con số này vượt hơn mức tăng trưởng 0,5% được báo cáo trong quý trước.

Tuy nhiên, sự tăng trưởng ấy không đủ để kéo nền kinh tế vực dậy. Trong toàn bộ năm tài chính kết thúc vào tháng 3, nền kinh tế suy giảm 7,3% khi đại dịch Covid-19 tàn phá nền kinh tế.

Ấn Độ lần đầu tiên rơi vào suy thoái trong gần một phần tư thế kỷ, sau một đợt cấm vận toàn quốc kéo dài nhiều tháng, đặt ra những hạn chế nghiêm trọng đối với các hoạt động kinh doanh và đi lại. Mặc dù các biện pháp đó giúp kiểm soát sự lây lan của Covid-19, nhưng những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất của đất nước đã không có thu nhập trong nhiều tuần, để lại những vết sẹo sâu cho nền kinh tế.
Ấn Độ đã hy vọng sự phục hồi gần đây của họ sẽ bắt đầu chữa lành những vết thương kinh tế đó. Gần đây nhất là tháng Ba, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế dự báo rằng Ấn Độ sẽ lấy lại tình trạng của nó như là một nền kinh tế lớn phát triển nhanh nhất thế giới và dự báo tốc độ tăng trưởng 12,6% trong năm tài chính hiện tại của Ấn Độ.
Nhưng đó là trước khi đợt đại dịch thứ hai tàn bạo ập đến đất nước. Trong nhiều tuần, Ấn Độ đã báo cáo hàng nghìn ca tử vong liên quan đến Covid-19 mỗi ngày, một con số đáng kinh ngạc mà chỉ gần đây mới bắt đầu giảm bớt. Để ngăn hàng triệu người rơi vào cảnh nghèo đói một lần nữa, Thủ tướng Narendra Modi đã không áp đặt các lệnh khóa cửa như các quốc gia khác, ngay cả khi tỷ lệ lây nhiễm tiếp tục gia tăng. 
Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao
Mặc dù vậy, các chính phủ khu vực đã ban hành lệnh hạn chế số người lao động ở nhiều trung tâm sản xuất chính và chấp nhận việc tác động của điều đó có thể sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế.
Theo Trung tâm Giám sát Kinh tế Ấn Độ, tỷ lệ thất nghiệp đã tăng trên 10% vào tháng 5.
"Điều này không bình thường đối với Ấn Độ", tổ chức tư vấn cho biết trong một tuyên bố. "Tỷ lệ thất nghiệp hai con số trong thời gian gần đây cho thấy rằng ngay cả khi không khóa cửa quốc gia mà chỉ hạn chế một số hoạt động cũng có thể gây tổn hại cho nền kinh tế". 
Bất chấp những con số nghiệt ngã này, hầu hết các nhà kinh tế vẫn tin rằng nước này sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 10% trong năm nay, miễn là đại dịch có thể được kiềm chế nhanh chóng. Nhưng họ lo lắng về tốc độ tiêm chủng chậm, có thể tiếp tục làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và sản xuất. 
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OCED) hôm thứ Hai (31/5) đã cắt giảm dự báo tăng trưởng của Ấn Độ trong năm tài chính này xuống còn 9,9%.
"Ấn Độ được dự đoán là nền kinh tế G20 phát triển nhanh nhất vào năm 2021 - nhưng cũng là nền kinh tế có xu hướng dễ bị sụt giảm GDP trước khủng hoảng nhất", OECD nhận định. 
Bảo Bảo (Theo CNN)