Dòng vốn FDI chất lượng cao đang ngày càng đổ vào Việt Nam nhiều nhờ ưu thế từ hàng loạt Hiệp định FTA
- Vấn đề
- 09:26 25/01/2021
DNHN - Nhờ ưu thế từ loạt Hiệp định thương mại tự do (FTA) cùng việc cải thiện chính sách thu hút đầu tư, hạ tầng… dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chất lượng cao đang ngày càng đổ vào Việt Nam nhiều hơn.

Mới đây, Foxconn Singapore - một trong những nhà cung ứng, sản xuất linh kiện chính cho Tập đoàn công nghệ Apple, đã nhận giấy chứng nhận đầu tư để thực hiện dự án nhà máy với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 6.200 tỷ đồng tại tỉnh Bắc Giang.
Tại khu kinh tế phía Nam, chỉ riêng ở Đồng Nai, trong 13 ngày đầu năm 2021 đã thu hút được 11 dự án FDI với tổng số vốn hơn 226 triệu USD.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định năm 2020, trong bối cảnh vốn đầu tư nước ngoài (FDI) toàn cầu suy giảm tới 40%, kết quả thu hút FDI của Việt Nam vẫn tương đối khả quan với tổng vốn đăng ký đạt hơn 28,5 tỷ USD. Mặc dù giảm 25% so với cùng kỳ năm 2019, nhưng tổng vốn đăng ký tăng thêm mở rộng đầu tư tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2019. Điều này cho thấy Việt Nam vẫn là một địa điểm hấp dẫn đầu tư của các doanh nghiệp FDI.
Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, những dự án hút dòng vốn ngoại gần đây tập trung nhiều vào các lĩnh vực năng lượng, công nghiệp chế biến.
Với những kết quả trên, các chuyên gia cho rằng tổng vốn FDI vào Việt Nam năm 2021 sẽ cao hơn mức 28,5 tỷ USD (vốn đăng ký) và 19,98 tỷ USD (vốn thực hiện) như mục tiêu đã đề ra.
Cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dòng vốn FDI vào Việt Nam ngày càng nhiều là do Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 50-NQ/TW về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.
Cùng với đó, Quốc hội đã thông qua các bộ luật quan trọng liên quan đến đầu tư - kinh doanh như: Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư theo phương thức hợp tác công tư (PPP) với nhiều điểm mới theo hướng đơn giản hóa thủ tục đầu tư, minh bạch, đa dạng hóa các hình thức đầu tư, bổ sung cơ chế ưu đãi đầu tư đặc biệt cho các dự án quy mô lớn…
Ngoài ra, các FTA như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)… và loạt FTA khác đã mở ra hướng hợp tác mới, rộng lớn, toàn diện cho Việt Nam.
Tuy đạt những kết quả tích cực, nhưng theo giới phân tích kinh tế, gần đây các lợi thế vốn có của Việt Nam đang dần mất đi và một số thách thức mới đã xuất hiện, trong đó có các yêu cầu về lao động tay nghề cao và sự xuyên suốt, đồng bộ của chuỗi cung ứng trong nước. Do đó, một số ý kiến cho rằng, ngoài ưu tiên chính sách cho doanh nghiệp nước ngoài, Việt Nam cần có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong nước mạnh mẽ và phù hợp hơn. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp nội gia tăng năng lực cạnh tranh, góp phần giúp Việt Nam từng bước cải thiện vị trí trong chuỗi cung ứng toàn cầu, từ đó tạo nền tảng thu hút FDI chất lượng hơn.
PV
Tin liên quan
#FDI

Việc thu hút, thực hiện vốn FDI trong 2 tháng đầu năm 2021 có nhiều dấu hiệu tích cực
Số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, trong 2 tháng đầu năm 2021 vốn FDI đăng ký tăng 2,5 lần.

Cần Thơ đón dự án FDI lớn nhất từ trước tới nay
Sáng 8/2/2021, UBND TP. Cần Thơ đã tổ chức trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn II.

Hơn một nửa số doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam có kế hoạch mở rộng hoạt động
Trong một cuộc khảo sát trực tuyến được hãng tin Kyodo công bố ngày 7/2, kết quả là 57% các công ty Nhật Bản tại Việt Nam và 55% doanh nghiệp tại Ấn Độ cho biết sẽ mở rộng hoạt động tại các nước sở tại.

Dòng vốn FDI chảy mạnh vào Trung Quốc năm 2020 đạt mức kỷ lục
Theo số liệu vừa được Bộ Thương mại Trung Quốc công bố, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc trong năm 2020 đạt mức kỷ lục mới, gần 1.000 tỷ Nhân dân tệ, khoảng 144 tỷ USD.

Dòng vốn đầu tư R&D và hành trình thay đổi tư duy của doanh nghiệp
Các trung tâm nghiên cứu - phát triển (R&D) của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) xuất hiện ở Việt Nam ngày một nhiều đang phần nào giúp khối doanh nghiệp nội định hình lại tư duy kinh doanh trong thời đại mới. Đây có thể là chất xúc tác để Việt Nam kỳ vọng thoát ra khỏi “cái mác” gia công dịch vụ khi hàm lượng R&D trong sản phẩm thật sự tăng lên.

FDI chuyển dịch, Việt Nam đón nhận sao cho hiệu quả?
Dòng vốn FDI vào Việt Nam dự báo sẽ không giảm mạnh, nhưng cần thay đổi cách triển khai để thu hút được các dòng vốn chất lượng và có tính lan tỏa, mang lại lợi ích lớn hơn cho tổng thể nền kinh tế.
Đọc thêm Vấn đề
Bài học từ khủng hoảng năng lượng ở Texas
5 bài học mà Việt Nam và các quốc gia mới nổi ở châu Á có thể rút ra từ câu chuyện khủng hoảng năng lượng ở Texas.
Sẽ thu hồi các dự án cảng biển chậm triển khai tại Bà Rịa-Vũng Tàu
Chiều 1/3, Thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã có buổi làm việc với Sở Giao thông Vận tải cùng các sở, ngành, địa phương liên quan đến tình hình triển khai dự án cảng biển, dịch vụ hậu cần cảng trên địa bàn.
Phú Thọ: Rừng đặc dụng tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn bị phá
Tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn thuộc khu Hạ Bằng, xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, đã có hàng nghìn mét vuông rừng tự nhiên bị chặt phá.
Xây dựng Rạch Giá trở thành thành phố biển kiểu mẫu
Giai đoạn 2021-2025, thành phố Rạch Giá huy động mọi nguồn lực, khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh, quản lý đô thị và xây dựng đô thị ngày càng phát triển.
Kiên Giang: Nguy cơ bùng phát dịch Covid-19 do số lượng người nhập cảnh tăng nhanh
Ngày 28/2, cơ quan chức năng TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang cho biết, các lực lượng đang tăng cường thêm nhiều biện pháp siết chặt quản lý các khu cách ly tập trung trên địa bàn thành phố do người dân nhập cảnh về nước qua cửa khẩu quốc tế tăng nhanh.
10 chỉ tiêu thống kê quốc gia chưa được thu thập
Tại Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược Thống kê 2011-2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) đã chỉ ra rằng, còn nhiều hạn chế trong công tác công bố thông tin thống kê.
Tại sao các dự án chuyển đổi số lại thất bại?
Do có nhiều cách hiểu khác nhau nên có một rủi ro lớn là các doanh nghiệp, các ngành sẽ không biết cần phải làm gì, từ đâu, và như thế nào, dẫn đến lãng phí tiền của và công sức khi thực hiện chuyển đổi số.
Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình tổng kế công tác năm 2020 và triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2021
Ngành nông nghiệp và PTNT tỉnh Ninh Bình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, kết quả thực hiện các chỉ tiêu sản xuất đạt và vượt kế hoạch đề ra năm 2020.
Tỉnh đầu tiên trên cả nước có Ngày chuyển đổi số
Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng đã ký Quyết định về Ngày chuyển đổi số. Thái Nguyên tiên phong lấy ngày 31/12 hàng năm là Ngày chuyển đổi số của tỉnh.
Ta tự làm khó ta, khổ dân...
Đại dịch Covid-19 là một thách thức và thảm họa y tế và kinh tế, đặt ra nhiều vấn đề chưa từng có cho cả thế giới và Việt Nam.