Đông Nam Á trở thành khu vực phát triển ví di động nhanh nhất trên thế giới

11:08 15/07/2021

Con đường thanh toán không dùng tiền mặt có lẽ là một cuộc tiến hóa hơn là cuộc cách mạng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: 123rf)

Một cuộc sống không tiền mặt mang lại sự thú vị và ứng dụng cao trong tương lai. Đặc biệt, một số khu vực tại Đông Nam Á đang dẫn đầu với tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc. Cách đây vài năm, các mã thanh toán Alipay hay SamsungPay vẫn chỉ phổ biến ở một số địa điểm nhất định. Nhu cầu thanh toán không tiền mặt thực sự bùng nổ sau khi các ứng dụng gọi xe dần chấp nhận trả tiền qua các thiết bị di động. Dịch vụ xe công nghệ cần lưu giữ thông tin và mã hóa, giúp người đi giảm tải các chi tiết ghi nhớ. Giờ đây, nhóm các nhà hàng, trung tâm thương mại được kỳ vọng nối tiếp công cuộc chuyển đổi.

Thực tế cho thấy, mỗi độ tuổi sẽ có sở thích riêng khi thanh toán. Người trẻ ưa thích “một chạm” nhanh, thuận tiện. Người trung niên thích “quẹt thẻ” như một giải pháp an toàn. Còn đối với thế hệ người cao tuổi vẫn hoài niệm về tiền mặt và tiền xu. Đó là lý do vì sao nhiều doanh nghiệp bắt đầu cung cấp đa dạng lựa chọn cho khách hàng.

Tuy nhiên, theo xu thế thời đại, chắc chắn vẫn cần thuyết phục người dân chuyển sang thanh toán không dùng tiền mặt. Điều này có nghĩa là chúng ta đang tiếp cận ví kỹ thuật số một cách chậm rãi nhưng chắc chắn. Ngày nay, Đông Nam Á sẽ trở thành khu vực phát triển nhanh nhất đối với ví di động trên toàn cầu với số lượng được sử dụng dự kiến ​​sẽ tăng gấp ba lần trong vòng 5 năm tới, theo một báo cáo nghiên cứu của công ty fintech Boku có trụ sở tại London.

Trong khu vực, Indonesia là một trong những thị trường thanh toán di động phát triển nhanh nhất, số lượng người dùng ví di động tăng gấp ba lần (từ 63,6 triệu lên 202 triệu) vào năm 2025. Cụ thể, công ty dịch vụ thanh toán Ovo thống trị thị phần trong khu vực với 38% người dùng .

Mặt khác, Malaysia đang tụt hậu so với các quốc gia Đông Nam Á khác do ví di động thâm nhập muộn hơn nhưng thể hiện đầy tiềm năng và sức hút trên thị trường. Malaysia hiện được thống trị bởi bộ ba quyền lực GrabPay và Touch ‘N Go (cùng chiếm khoảng 40% thị phần) và Boost với khoảng 22% thị phần. Malaysia được thiết lập để tăng trưởng siêu tốc trong 5 năm tới, khi người dùng và mức độ thâm nhập ví di động tăng gấp ba lần.

Bất chấp các gương mặt mới xuất hiện trong khu vực, Singapore vẫn giành được “miếng bánh” với tỷ lệ thâm nhập ví điện thoại di động dự kiến đạt gần 95% vào năm 2025 từ 30,4% vào năm 2020. Mặc dù dân số không quá lớn nhưng đây là điều kiện thuận lợi để kiểm soát hệ sinh thái thanh toán di động và thúc đẩy phát triển. Singapore nổi bật với một số dịch vụ bao gồm siêu ứng dụng như Grab, ví điện thoại Singtel Dash, ví ngân hàng DBS payLah! cũng như số hóa thẻ chuyển tuyến quốc gia, EZ-Link. Một xu hướng chính khác trên thị trường ví di động ở châu Á là sự mở rộng diện rộng của các ví Trung Quốc bên ngoài thị trường nội địa bao gồm WeChat Pay và bKash.

TL