Đông Nam Á có thể mất 28 nghìn tỷ USD nếu không hành động nhanh chóng với biến đổi khí hậu

13:14 03/09/2021

Một báo cáo của Deloitte cho thấy nền kinh tế Đông Nam Á có thể mất hàng nghìn tỷ USD trong vòng 50 năm tới nếu khu vực này không hành động để giảm đáng kể lượng khí thải carbon.

Một người đàn ông đi ngang qua các tuabin gió tại trang trại gió Phú Lạc, tỉnh Bình Thuận, miền nam Việt Nam.

Các tuabin gió tại trang trại gió Phú Lạc, tỉnh Bình Thuận, miền nam Việt Nam. Ảnh: Getty Images

Trên thực tế, khu vực Đông nam Á đang ở một bước ngoặt và có thể biến khoản chi phí phải chi thành cơ hội, báo cáo cho biết.

Theo báo cáo, nếu Đông Nam Á đẩy mạnh các nỗ lực về biến đổi khí hậu và giảm phát thải nhanh chóng, thì nước này có thể đạt được lợi nhuận kinh tế là 12,5 nghìn tỷ USD tính theo giá trị hiện tại - với mức tăng trưởng GDP trung bình là 3,5% mỗi năm trong 50 năm tới.

Deloitte cho biết: “Tương lai tiềm năng này không chỉ tránh được những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu mà còn tạo ra tăng trưởng kinh tế dài hạn thịnh vượng cho Đông Nam Á và thế giới”.

Tuy nhiên, nếu không làm như vậy, có thể dẫn đến sự nóng lên toàn cầu, tăng hơn 3 độ C vào năm 2070. Theo dự báo của Deloitte, điều này có thể khiến khu vực thiệt hại kinh tế trị giá khoảng 28 nghìn tỷ USD tính theo giá trị hiện tại trong 50 năm tới và làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP trung bình 7,5% mỗi năm trong cùng thời kỳ.

Đông Nam Á là nơi sinh sống của nửa tỷ người và có tổng sản phẩm quốc nội là 3 nghìn tỷ USD, theo dữ liệu từ Deloitte.

Khu vực bao gồm các nước Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Việt Nam, Đông Timo và Thái Lan - đã chứng kiến ​​mức tăng trưởng GDP bình quân đầu người hàng năm từ 5% đến 12%.

Deloitte cho biết: “Nếu biến đổi khí hậu không được chú trọng có nguy cơ quét sạch nhiều thập kỷ tăng trưởng kinh tế đáng ấn tượng ở khu vực Đông Nam Á”.

“Nền tảng của sự thịnh vượng của khu vực đang gặp rủi ro, và cùng với đó là mức sống của mỗi quốc gia, triển vọng tăng trưởng trong tương lai, vị trí của quốc gia đó trên trường toàn cầu và hạnh phúc của người dân cũng bị ảnh hưởng".

Deloitte cho biết thêm, Đông Nam Á cần phải chuyển từ việc coi các nỗ lực làm nóng lên toàn cầu là một chi phí không bắt buộc, sang coi đó là “một khoản đầu tư vào quá trình chuyển đổi hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn”.

Báo cáo cho biết, số tiền mà các quốc gia chi cho quá trình khử cacbon sẽ được “bù đắp gần như ngay lập tức bằng lợi nhuận tích cực từ vốn và công nghệ. Chúng ta có cơ hội tạo ra một động cơ mới cho sự thịnh vượng kinh tế đồng thời ngăn chặn những hậu quả tồi tệ hơn của một thế giới đang dần nóng lên".

Từ nông nghiệp đến du lịch, khí hậu nóng lên sẽ gây ra những gián đoạn lớn vì sinh kế bị mất do mực nước biển dâng cao và thiên tai. Dưới đây là những ngành dự kiến ​​sẽ mất hàng nghìn tỷ USD vào năm 2070:

Ngành dịch vụ có thể mất 9 nghìn tỷ USD; Lĩnh vực sản xuất đối mặt với khoản lỗ 7 nghìn tỷ USD; Bán lẻ và du lịch có thể mất tổng cộng 5 nghìn tỷ đô la.

Cùng với xây dựng, khai thác và khí đốt, các lĩnh vực này chiếm 83% sản lượng kinh tế của khu vực, Deloitte cho biết.

Báo cáo cho biết: “Các tác động của biến đổi khí hậu sẽ được cảm nhận trên khắp các quốc gia và ngành công nghiệp Đông Nam Á, trong đó một số quốc gia sẽ phải chịu gánh nặng kinh tế lớn hơn nhiều so với những quốc gia còn lại".

Philip Yuen, Giám đốc điều hành Deloitte Đông Nam Á cho biết: “Cần phải nhanh chóng hành động trong vòng 10 năm tới để tránh những thiệt hại không thể phục hồi do biến đổi khí hậu”.

Lyly (Theo CNBC)