"Đối thủ truyền kiếp" của adidas là Puma góp mặt trong danh sách tài trợ với 4 đội tuyển, trong đó có Thụy Sĩ - đội tuyển vừa tạo nên cơn địa chấn vào sáng nay khi "tiễn" nhà đương kim vô địch thế giới là đội tuyển Pháp về nước.

Số đội bóng còn lại được chia đều cho các thương hiệu như Joma, Hummel và JAKO, mỗi đội góp mặt một đội tuyển.

Đen như Nike: 8/9 đội tuyển được hãng này tài trợ tại EURO 2020 phải xách vali về nước, thương hiệu bị tẩy chay trên toàn cầu - Ảnh 1.

Đồ hoạ: Alex Chu.

Tuy nhiên, theo kết quả tính đến thời điểm hiện tại, 8/9 đội tuyển được Nike tài trợ đã phải xách vali về nước. Hiện, "team Nike" chỉ còn một đại diện là đội tuyển Anh vừa thắng cách biệt 2-0 với đội tuyển Đức tối 29/6.

Gần đây, Nike gây chú ý khi tự nhận là thương hiệu Trung Quốc. Cụ thể, CEO Nike, ông John Donahoe trước đó đã có một tuyên bố rằng Nike là một "thương hiệu của Trung Quốc". Đây được cho là động thái xoa dịu đối với khách hàng Trung Quốc sau những lùm xùm liên quan tới Tân Cương.

"Chúng tôi là thương hiệu thể thao lớn nhất ở đó, và chúng tôi là thương hiệu của Trung Quốc và vì Trung Quốc", CEO Nike, John Donahoe nói.

"Tài sản lớn nhất mà chúng tôi có ở Trung Quốc là người tiêu dùng. Người tiêu dùng cảm thấy có mối liên hệ chặt chẽ và sâu sắc với các thương hiệu Nike, Jordan và Converse. Và điều đó là có thật", ông nói thêm. 

Ngay sau tuyên bố đến từ CEO Nike, trên mạng xã hội Twitter đã xuất hiện hàng loạt hashtag với nội dung "Boycott Nike". Nhiều người tiêu dùng đã không hài lòng với tuyên bố của Nike. Một số người thì bày tỏ sự bất bình với động thái "hai mặt" đến từ hãng thể thao Mỹ, trong khi số còn lại cho biết sẽ không mua thêm bất cứ sản phẩm nào của Nike.