Doanh nghiệp Mỹ bỏ lại sản phẩm "Made in China" giảm rủi ro doanh số bán hàng dịp lễ

10:31 08/10/2021

Thời gian để đưa sản phẩm ra thị trường kịp những dịp lễ lớn cuối năm sắp hết, Công ty đồ chơi Basic Fun đã có một quyết định chưa từng có tiền lệ: Để lại một phần ba số xe tải chở hàng ở Trung Quốc.

Doanh nghiệp Mỹ thiếu nguồn cung đồ chơi do chi phí tăng cao và tắc nghẽn mạng lưới toàn
Doanh nghiệp Mỹ thiếu nguồn cung đồ chơi do chi phí tăng cao và tắc nghẽn mạng lưới toàn. (Ảnh: reuters)

Giá cả container vận chuyển tăng cao và tắc nghẽn mạng lưới cung cấp đã khiến giá một món đồ chơi bị đội lên hơn 40% giá bán lẻ để đến được nước mỹ. Con số này tăng đáng kể so với 7% một năm trước, thậm chí giá mới còn chưa bao gồm chi phí vận chuyển từ cảng đến các cơ sở bán lẻ. Jay Foreman, Giám đốc điều hành của Basic Fun cho biết: "Chúng tôi chưa bao giờ bỏ lại sản phẩm theo cách này nhưng chúng tôi thực sự không có lựa chọn".

Các công ty đồ chơi đang chạy đua để đưa sản phẩm đến tay các nhà bán lẻ trong bối cảnh phải vật lộn với cuộc khủng hoảng mạng lưới cung ứng nghiêm trọng đồng nghĩa với có khả năng thiếu hụt hàng cho những ngày lễ. Basic Fun cố gắng tìm kiếm container chở hàng và các cảng thay thế. Một số chuyến hàng được vận chuyển bằng đường thủy thay thế để đảm bảo giao trước ngày 25 tháng 12. Trong trường hợp của Basic Fun, công ty đã bỏ lại đồ chơi ở Trung Quốc và chờ chi phí giảm xuống.

Giống như tất cả các nhà sản xuất ngành nghề khác, các công ty đồ chơi đã phải đối mặt với những rắc rối trong chuỗi cung ứng kể từ khi đại dịch bắt đầu và tạm thời đóng cửa các nhà máy ở Trung Quốc vào đầu năm 2020. Sau đó, các cửa hàng ở Mỹ tạm cắt giảm hoặc ngừng sản xuất trong tình trạng đóng cửa. Tình hình trở nên tồi tệ hơn kể từ mùa xuân khi nhu cầu mua hàng ngày càng tăng mà các doanh nghiệp khan hàng bán. Các nhà sản xuất đang vật lộn với tắc nghẽn tại các nhà máy và các cảng trọng điểm như Long Beach, California. Hơn nữa, tình trạng thiếu lao động ở Mỹ đã gây khó khăn cho việc dỡ hàng.

Nhưng đối với các nhà sản xuất đồ chơi chủ yếu dựa vào doanh số bán hàng vào dịp lễ, tồn tại rất nhiều rủi ro đe dọa đối với ngành công nghiệp trị giá gần 33 tỷ đô la Mỹ của Hoa Kỳ.  Trung bình, doanh số bán hàng vào dịp lễ chiếm 20% tổng ngành bán lẻ, trong đó 85% đồ chơi được sản xuất tại Trung Quốc, theo ước tính của Steve Pasierb, Giám đốc điều hành của Hiệp hội Đồ chơi. Thế nhưng, hiện phải mất tới 12 đến 16 tuần vận chuyển thay vì 4 đến 6 tuần như trước để chuyển hàng. Theo NPD Group, một thị trường công ty nghiên cứu chỉ ra nhiều bậc cha mẹ mua đồ chơi nhiều hơn cho con cái phải ở nhà đã dẫn đến cuộc cạnh tranh trong ngành công nghiệp đồ chơi của Mỹ, ước tính đạt doanh số bán hàng tăng gần 17% trong năm ngoái và tăng 40% trong nửa đầu năm nay.

Tuy nhiên, khi các nhà phân tích kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2021, nhiều công ty đồ chơi cho biết, doanh số có khả năng giảm vì không thể đáp ứng các mặt hàng "hot". Họ cũng phải chịu các khoản chi phí lớn sẽ buộc một số công ty đồ chơi phải đóng cửa. Các giám đốc điều hành doanh nghiệp đồ chơi cho hay, họ không thể tăng giá quá 10% vì lo ngại phản ứng của người mua hàng. Mattel, công ty đồ chơi lớn nhất quốc gia, cảnh báo vào mùa hè này rằng doanh nghiệp buộc phải tăng giá trong thời gian cho kỳ nghỉ lễ để bù đắp chi phí vận chuyển cao hơn. Phí vận chuyển container trên tàu đã tăng hơn sáu lần, từ khoảng 20.000 đô la Mỹ so với khoảng 3.000 đô la Mỹ một năm trước. Điều đó đã buộc các nhà bán lẻ lớn như Walmart và Target phải thuê tàu riêng. Nhiều công ty đồ chơi như Basic Fun và PlayMonster đã giảm các hạng mục quảng cáo. 

Các "nút thắt" dự kiến sẽ còn kéo dài. Andrew Yanofsky, người đứng đầu bộ phận tiếp thị và hoạt động tại WowWee, cho biết, các nhà sản xuất đồ chơi đang phải đối mặt với áp lực từ các nhà bán lẻ trong việc vận chuyển đợt hàng hóa đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 2022 đầu tháng 3 thay vì cuối tháng 4 và chu kỳ thứ hai vào tháng 6 thay vì vào cuối tháng 7. Điều đó sẽ buộc các công ty phải đưa ra quyết định về số lượng sản xuất và sắp xếp lại hoạt động mà không có đầy đủ dữ liệu bán hàng. 

TL (theo SCMP)