Doanh nghiệp du lịch hiến kế phát triển ngành công nghiệp không khói

09:38 09/08/2022

Sáng 8/8/2022, tại Hội trường Thống Nhất (TP. Hồ Chí Minh) đã diễn ra sự kiện Liên kết sức mạnh du lịch Việt Nam. Đây là hoạt động xúc tiến du lịch do Hiệp hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh tổ chức với sự chỉ đạo của Hiệp hội Du lịch Việt Nam.

Sự kiện có sự tham gia của hàng ngàn doanh nghiệp du lịch Việt Nam và quốc tế, bao gồm các doanh nghiệp lữ hành (quốc tế và nội địa), các cơ sở lưu trú du lịch (khách sạn, resort, khu nghỉ dưỡng), các cơ sở dịch vụ du lịch (cung cấp quà tặng, sản vật địa phương, chăm sóc sức khoẻ, du lịch thể thao, ẩm thực). 

chỉ đạo của Hiệp hội Du lịch Việt Nam.
Doanh nghiệp du lịch hiến kế tháo gỡ khó khăn, phát triển ngành 'công nghiệp không khói'
Khai mạc sự kiện Liên kết sức mạnh du lịch Việt Nam. Ảnh: Hoàng Chương
Khai mạc sự kiện Liên kết sức mạnh du lịch Việt Nam. Ảnh: Hoàng Chương.

Với chủ đề “Tăng trưởng du lịch quốc tế, phục hồi toàn diện du lịch Việt Nam”, sự kiện liên kết sức mạnh du lịch Việt Nam diễn ra trong 2 ngày 8 và 9/8, là cơ hội giao thương du lịch, là nơi gặp gỡ, trao đổi, đàm phán, kí kết hợp tác giữa các nhà cung ứng dịch vụ du lịch, với các hãng lữ hành, các điểm đến du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch từ các thị trường du lịch truyền thống và các thị trường mới, góp phần cho du lịch Việt Nam bắt kịp xu hướng mới của du lịch toàn cầu sau đại dịch Covid 19. 

Phát biểu khai mạc sự kiện, bà Nguyễn Thị Khánh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh cho biết, du lịch là ngành bị thiệt thòi nhất bởi đại dịch Coivid, nhưng với lộ trình và những bước đi vững chắc, du lịch Việt Nam đang từng bước phục hồi và đạt nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, du lịch quốc tế vẫn chưa được như ý muốn. Vì thế, ngành du lịch cần phát huy sức mạnh then chốt, phát huy năng lực nội tại, nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam với quốc tế để từng bước phát triển du lịch trở lại, giúp du lịch Việt Nam bắt kịp xu hướng du lịch toàn cầu sau đại dịch.  

Ông Nguyễn Văn Hùng - Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phát biểu tại sự kiện. Ảnh: Hoàng Chương
Ông Nguyễn Văn Hùng - Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phát biểu tại sự kiện. Ảnh: Hoàng Chương.

Tham dự và chỉ đạo tại sự kiện, ông Nguyễn Văn Hùng – Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch nêu nhận định, hiện nay sau khi mở cửa lại hoàn toàn du lịch vào tháng 3 vừa qua, du lịch Việt Nam hiện đã dần phục hồi, tuy nhiên, lại gặp khá nhiều khó khăn như mất đi thị trường quen thuộc là Nga do ảnh hưởng cuộc chiến Nga - Ukraine; các thị trường khác như Hàn Quốc, Nhật chưa phát triển được như trước; trong nước phải đối phó với các biến thể mới của dịch bệnh, các doanh nghiệp trong nước chưa thể tiếp cận được đầy đủ các chính sách của nhà nước... Vì thế, yêu cầu đặt ra là phải tập trung tháo gỡ các “điểm nghẽn” để phát triển ngành du lịch một cách nhanh và mạnh.

Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch sẽ đề xuất lên Chính phủ các biện pháp để phát triển du lịch, xây dựng các chương trình quốc gia về du lịch, coi quy hoạch du lịch là gốc, đề xuất các địa phương, đặc biệt là 9 tỉnh trọng điểm về du lịch xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng, huy động sức mạnh, tận dụng tiềm lực xã hội kết nối, tạo ra sức mạnh cho các khu du lịch, tập trung quảng bá, xúc tiến để tạo ra vị thế mới cho ngành du lịch. 

Năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng với TP. Hồ Chí Minh bởi đây là năm phục hồi kinh tế sau 2 năm bị thiệt hại do dịch bệnh Covid-19, trong đó du lịch là nguồn thu quan trọng, mang lại việc làm cho người lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế thành phố. Trong 7 tháng đầu năm 2022, du lịch nội địa TP. Hồ Chí Minh đạt 13,3 triệu khách, tăng 5,8% so với cùng kì năm 2021 và đạt 75% kế hoạch cả năm. Tuy nhiên, con số này vẫn còn thấp so với tiềm năng du lịch của TP. Hồ Chí Minh. Vì thế, cần các biện pháp đồng bộ, đẩy mạnh việc xúc tiến du lịch để đưa du lịch TP. Hồ Chí Minh phát triển, trở thành ngôi nhà chung của cộng đồng du lịch.  

Đại diện các công ty du lịch cả 3 miền Bắc, Trung, Nam đã hiến kế nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển hơn nữa ngành 'công nghiệp không khói'. Ảnh: Hoàng Chương
Đại diện các công ty du lịch cả 3 miền Bắc, Trung, Nam đã hiến kế nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển hơn nữa ngành công nghiệp không khói. Ảnh: Hoàng Chương.

Cũng trong khuôn khổ sự kiện, đại diện các công ty du lịch ở ba miền Bắc, Trung, Nam và các địa phương trọng điểm du lịch đã đưa ra nhiều ý kiến để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển hơn nữa ngành công nghiệp không khói. Đề xuất chính sách hỗ trợ cho các cơ sở du lịch, thiết kế chương trình đào tạo nhanh, đào tạo trọng tâm, thực hiện đào tạo liên kết du lịch TP. Hồ Chí Minh với các địa bàn địa phương; xác định việc đào tạo mới, song song với việc đào tạo lại nguồn nhân lực hiện có; song song mở cửa nhiều thị trường lớn; ký kết hợp tác với các nền tảng số; khơi thông vấn đề visa cho khách du lịch nước ngoài; tháo gỡ những vướng mắc của địa phương...

H.H