Doanh nghiệp da giày cảnh báo tác động “thảm khốc” của leo thang thuế quan

00:00 12/10/2020

Một số hãng da giày lớn nhất thế giới đang kêu gọi Tổng thống Mỹ Donald Trump chấm dứt cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, và đưa ra cảnh báo về tác động "thảm khốc" đối với người tiêu dùng.

Một bức thư mang thông điệp của 173 doanh nghiệp da giày lớn, bao gồm cả Nike và Adidas, cho biết quyết định tăng thuế nhập khẩu lên 25% của Tổng thống Mỹ đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ ảnh hưởng méo mó đến tầng lớp người lao động. Và không chỉ thế, các mức thuế cao hơn đang đe dọa tương lai của một số doanh nghiệp trong ngành này.

Khi Tổng thống Trump vẫn cho rằng thâm hụt thương mại sẽ khiến Trung Quốc làm tổn thương nền kinh tế Mỹ, nên đã tăng thuế đối với hàng nhập khẩu trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc vào Mỹ từ 10% đến 25% vào ngày 10/5 ngay trước sau khi Washington và Bắc Kinh không đạt được thỏa thuận thương mại. Trung Quốc đã trả đũa bằng cách tuyên bố kế hoạch tăng thuế đối với 60 tỷ USD hàng nhập khẩu của Mỹ từ ngày 01/6. Các doanh nghiệp giày dép bao gồm cả Clarks, Dr Martens và Converse, cho rằng khi thuế suất trung bình của Mỹ đối với giày dép là 11,3% thì trong một số trường hợp có thể cao đến mức 67,5%. Do đó, việc tăng thuế thêm 25% trên mức thuế quan này có nghĩa là những người Mỹ đang làm việc có thể phải trả gần 100% thuế cho đôi giày của họ. Điều đó là không thể lường được và “đã đến lúc phải kết thúc cuộc chiến thương mại này”.

doanh nghiep da giay canh bao tac dong tham khoc cua leo thang thue quan

Khi tăng thuế vào đầu tháng 5, Tổng thống Trump nói rằng các doanh nghiệp có thể giảm chi phí bằng cách chuyển sản xuất sang Mỹ. Tuy nhiên, các thợ đóng giày và các nhà bán lẻ nói rằng trong khi chuyển nguồn hàng ra khỏi Trung Quốc: giày dép là một ngành rất cần vốn, với nhiều năm lập kế hoạch để đưa ra quyết định tìm nguồn cung ứng, và các doanh nghiệp không thể đơn giản chuyển ngay các nhà máy để điều chỉnh những thay đổi này. Ngày 21/5, một nhà vận động hành lang hàng đầu ở Trung Quốc đã công bố kết quả khảo sát các doanh nghiệp, cho thấy chỉ hơn 40% doanh nghiệp đã di dời, hoặc đang xem xét chuyển các cơ sở sản xuất ra bên ngoài Trung Quốc vì thuế quan.

Cuộc khảo sát của Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc và Thượng Hải cho thấy một phần ba số người được hỏi đã trì hoãn hoặc hủy bỏ các quyết định đầu tư để đối phó với thuế quan. Sự leo thang gần đây trong cuộc xung đột thương mại - bao gồm các hạn chế chặt chẽ hơn đối với tập đoàn viễn thông khổng lồ của Trung Quốc Huawei - đang tạo ra mối lo ngại mới cho các doanh nghiệp ở Trung Quốc.

Chính quyền Trump đã cấm Huawei mua lại công nghệ từ các công ty Mỹ mà không có sự chấp thuận của chính phủ. Phòng Thương mại Mỹ (AmCham) tại Trung Quốc cho biết các doanh nghiệp có "mối quan ngại thực sự" về sự sụp đổ từ hành động của Mỹ chống lại Huawei. Đặc biệt, sau động thái này, có những lo ngại cho rằng chính phủ Trung Quốc có thể quyết định trả đũa các công ty Mỹ. Hiện Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc đại diện cho hơn 900 doanh nghiệp thành viên đang hoạt động Trung Quốc.

Hai nước Mỹ-Trung đã bước vào một cuộc tranh chấp gay gắt về thương mại kể từ những ngày đầu nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump. Trong khi vận động cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, ông Trump đã nhiều lần cáo buộc Trung Quốc có các hành vi giao dịch thương mại không công bằng và trộm cắp tài sản trí tuệ. Ông đe dọa sẽ áp dụng thuế quan, nói rằng việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2001 đã mở đường cho "hành vi trộm cắp việc làm lớn nhất trong lịch sử". Ông cũng muốn cắt giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc, mà ông cho là đang làm tổn thương nền sản xuất của Mỹ. Mặc dù có nhiều vòng đàm phán, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã không đạt được thỏa thuận chấm dứt chiến tranh thương mại.

Tuy nhiên, Bắc Kinh báo hiệu sự sẵn sàng hợp tác với Washington để giải quyết tranh chấp thương mại giữa hai nước và kịch tính hơn khi Trung Quốc đang chuẩn bị ứng phó cho một cuộc chiến thương mại kéo dài. Kể từ vòng đàm phán mới nhất kết thúc vào ngày 10/5 thì cho đến nay không có kế hoạch nào cho vòng đối thoại tiếp theo. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc sẽ gặp lại nhau tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Nhật Bản vào tháng 6 tới.

Minh Việt

Tags: