Doanh nghiệp cần biết: Những yếu tố cơ bản của mô hình "Đồng bảo hiểm"

07:55 09/03/2021

Có rất nhiều những hình thức bảo hiểm khác nhau, tuy nhiên mô hình "đồng bảo hiểm" đã và đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để có thể chia sẻ rủi ro, giảm sự canh tranh...

Hợp đồng bảo hiểm được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm về mức phí bảo hiểm và những rủi ro được bảo hiểm. Bên tham gia bảo hiểm sẽ chi trả tiền phí bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm.

Tàu, thuyền nói trong quy tắc bảo hiểm thân tàu thuỷ 2017 bao gồm các phương tiện tự hành hoặc không tự hành dùng để chuyên chở hàng hoá, hành khách, nguyên nhiên liệu hoặc chuyên dùng để lai dắt...  hoạt động trên sông hồ, vùng nội thuỷ và vùng biển Việt nam
Tàu, thuyền nói trong quy tắc bảo hiểm thân tàu thuỷ 2017 bao gồm các phương tiện tự hành hoặc không tự hành dùng để chuyên chở hàng hoá, hành khách, nguyên nhiên liệu hoặc chuyên dùng để lai dắt... hoạt động trên sông hồ, vùng nội thuỷ và vùng biển Việt Nam.

Ở chiều ngược lại, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả bồi thường cho bên tham gia bảo hiểm khi có những rủi ro theo thỏa thuận xảy ra trên thực tế.

Khái niệm "đồng bảo hiểm"

Căn cứ theo Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi bổ sung 2010; Nghị định 73/2016/NĐ-CP năm 2016 hướng dẫn Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi; Thông tư 50/2017/TT-BTC hướng dẫn thi hành nghị định 73/2016/NĐ-CP thì Đồng bảo hiểm (tiếng Anh: Co-insurance) là việc nhiều doanh nghiệp bảo hiểm cùng ký kết thỏa thuận bảo hiểm cho một đối tượng bảo hiểm theo nguyên tắc cùng chia sẻ quyền lợi (phí bảo hiểm) và trách nhiệm (bồi thường, chi phí) theo tỉ lệ. Cụ thể: Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm cùng bảo hiểm cho một đối tượng bảo hiểm theo cùng điều kiện, điều khoản, phí bảo hiểm … trong hợp đồng bảo hiểm;

Các doanh nghiệp áp dụng nguyên tắc cùng chia sẻ quyền lợi (phí bảo hiểm) và trách nhiệm (bồi thường, chi phí) theo tỷ lệ;

Thông thường các doanh nghiệp ủy quyền cho 1 doanh nghiệp bảo hiểm làm đầu mối thương thảo hợp đồng bảo hiểm, giải quyết tổn thất.

Ý nghĩa của mô hình đồng bảo hiểm

Đồng bảo hiểm chính là cách thức để phân tán, chia sẻ rủi ro theo chiều ngang bằng cách tham gia nhiều hợp đồng bảo hiểm từ các công ty bảo hiểm khác nhau cho cùng 1 đối tượng bảo hiểm.

Theo đó, khi xảy ra những rủi ro, thiệt hại tổn thất của đối tượng bảo hiểm thì các công ty bảo hiểm sẽ cùng có trách nhiệm bảo hiểm này theo tỉ lệ thỏa thuận và mức phí mà khách hàng đã đóng trước đó. Do đó, đồng bảo hiểm thường được áp dụng để giảm áp lực cạnh tranh gây thiệt hại cho các doanh nghiệp bảo hiểm.

Phương thức đồng bảo hiểm thường được áp dụng cho một số trường hợp, ví dụ đối với các hợp đồng bảo hiểm có giá trị bảo hiểm quá lớn như: bảo hiểm máy bay, tàu biển… và phương thức này cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phân tán rủi ro và chia sẻ thị trường bảo hiểm.

Mối quan hệ trong đồng bảo hiểm

Mối quan hệ trong đồng bảo hiểm.

Những yếu tố cơ bản của mô hình đồng bảo hiểm

Về chủ thể: Chủ thể được bảo hiểm là người tham gia mua bảo hiểm trực tiếp.

Về đối tượng: Đối tượng được bảo hiểm trong hoạt động đồng bảo hiểm là các rủi ro theo thỏa thuận trong hợp đồng được ký kết giữa những doanh nghiệp bảo hiểm với người tham gia mua bảo hiểm

Về ký hợp đồng bảo hiểm: Chỉ có 1 hợp đồng duy nhất được ký kết giữa các nhà đồng bảo hiểm. Người chịu trách nhiệm cao nhất là người được ủy nhiệm ký hợp đồng. Việc ký hợp đồng do nhiều công ty cùng thực hiện, mỗi một công ty tham gia hợp đồng bảo hiểm đều phải ký tên vào giấy chứng nhận bảo hiểm.

Về trách nhiệm bồi thường: khi tổn thất xảy ra các công ty đồng bảo hiểm có trách nhiệm trả tiền bồi thường trực tiếp cho người tham gia bảo hiểm theo tỷ lệ mà công ty đó tham gia hợp đồng đồng bảo hiểm.

Người được bảo hiểm phải biết tất cả các nhà đồng bảo hiểm. Khi tổn thất xảy ra, người được bảo hiểm có quyền đòi bồi thường từ tất cả các nhà đồng bảo hiểm.

Phương Ngân