Đề xuất đặc thù về tài chính với tổ chức tín dụng yếu kém
- 24
- Chính sách với doanh nghiệp
- 09:12 20/07/2018
Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị định về một số nội dung đặc thù về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng yếu kém trong quá trình cơ cấu lại và xử lý nợ xấu.
Ảnh minh họa
Dự thảo nêu rõ, tổ chức tín dụng yếu kém trong quá trình cơ cấu lại và xử lý nợ xấu là tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.
Tổ chức tín dụng yếu kém sử dụng vốn, tài sản theo phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với quy định của Luật các tổ chức tín dụng.
Về doanh thu: Các khoản thu và việc ghi nhận doanh thu của tổ chức tín dụng yếu kém được thực hiện theo quy định về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Đối với chi phí, các khoản chi phí của tổ chức tín dụng yếu kém được thực hiện theo quy định về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Một số khoản chi của tổ chức tín dụng yếu kém thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:
Chi trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động: Tổ chức tín dụng yếu kém thực hiện chi trích lập dự phòng rủi ro theo quy định tại Điều 146 Luật các tổ chức tín dụng (được sửa đổi tại khoản 27 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng).
Chi khen thưởng cho người quản lý, người lao động tối đa bằng 0,5 tháng tiền lương bình quân thực tế thực hiện trong năm trong trường hợp tổ chức tín dụng yếu kém hoàn thành được các chỉ tiêu, nhiệm vụ cơ cấu lại và hiệu quả hoạt động của năm được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giao hoặc phê duyệt. Tổ chức tín dụng yếu kém phải xây dựng và công bố công khai quy chế khen thưởng.
Việc xác định chi phí được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trách nhiệm của tổ chức tín dụng yếu kém là triển khai thực hiện phương án cơ cấu lại và xử lý nợ xấu được cấp có thầm quyền phê duyệt, trong đó có các giải pháp về tài chính.
Đồng thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đầy đủ, kịp thời kết quả thực hiện và khó khăn, vướng mắc về tài chính để triển khai thực hiện phương án cơ cấu lại và xử lý nợ xấu. Thực hiện công bố công khai báo cáo tài chính theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.
Khánh Linh
Bài liên quan
#tổ chức tín dụng

Khuyến khích mua bán, hợp nhất, sáp nhập các tổ chức tín dụng
Với các tổ chức tín dụng (TCTD) nước ngoài (liên doanh, 100% vốn nước ngoài), tiếp tục tạo điều kiện cho các TCTD nước ngoài hoạt động kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng với các TCTD trong nước; khuyến khích các TCTD nước ngoài tham gia hỗ trợ và xử lý các vấn đề khó khăn, yếu kém của các TCTD trong nước.

Các tổ chức tín dụng đã rót 700.000 tỷ đồng vốn ra nền kinh tế trong 4 tháng đầu năm
Ước tính từ đầu năm đến ngày 25/4/2022, hệ thống tổ chức tín dụng đã "bơm" ra nền kinh tế hơn 700.000 tỷ đồng tín dụng.

Đề xuất quy định mới về tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của các tổ chức tín dụng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Thông tư quy định về tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (TCTD) thay thế Thông tư số 18/2015/TT-NHNN.

Sửa đổi, bổ sung một số quy định cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt
Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 02/2022/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2021/TT-NHNN quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng (TCTD) được kiểm soát đặc biệt. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 24/5/2022.

Không thể ưu đãi theo cách 'cho không'
Các tổ chức tín dụng cũng là doanh nghiệp, không thể bỏ vốn ra ưu đãi theo cách “cho không” lãi suất 0% cho 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước, trong khi họ đang phải chịu rất nhiều chi phí liên quan đến đồng vốn đó.

Bổ sung quy định cho vay qua các phương tiện điện tử
Tổ chức tín dụng thực hiện cho vay qua việc sử dụng các phương tiện điện tử phải thực hiện quản lý, kiểm soát, đánh giá rủi ro các quy trình nghiệp vụ được thực hiện tự động hóa, trong đó cần áp dụng các mô hình giám sát rủi ro và cảnh báo sớm để kịp thời có biện pháp ngăn chặn các hành vi gian lận...
Đọc thêm Chính sách với doanh nghiệp
Bến Tre: Đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh
Theo kết quả công bố Chỉ số PCI năm 2021 của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI Việt Nam), điểm số PCI của Bến Tre năm 2021 đạt 66,34 điểm (giảm 2,74 điểm so với năm 2020) và giảm 10 bậc so với năm 2020, xếp thứ hạng 18/63 tỉnh, thành phố; xếp vị trí thứ 5/13 tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Quảng Ninh, Hải Phòng, Đồng Tháp tiếp tục giữ vững 3 vị trí đầu tiên cả nước. Việc tụt hạng, giảm điểm ở cả 10 chỉ số thành phần cho thấy Bến Tre còn rất nhiều vấn đề cần phải cải thiện.
Giảm thuế BVMT xăng dầu: Người dân, doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi trực tiếp
Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn.
Quy định mới về lộ trình lựa chọn nhà thầu tham gia mua sắm thuốc
Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hoá, xây lắp, mua thuốc thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu; được tổ chức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh trong nước theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ, một giai đoạn hai túi hồ sơ...
Nghệ An ban hành Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
Kế hoạch được UBND tỉnh Nghệ An ban hành để triển khai thực hiện Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, các Nghị định của Chính phủ nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển và năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh này…
Gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước: Doanh nghiệp cần nắm bắt cơ hội!
Nghị định 32/2022/NĐ-CP của Chính phủ gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2022. Do vậy, các doanh nghiệp ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước cần nắm bắt cơ hội này để được gia hạn kịp thời và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được nhận hỗ trợ như thế nào?
Thông tư số 06/2022/TT-BKHĐT do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành ngày 10/5/2022 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 80/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã nêu rõ các điều kiện để doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được nhận hỗ trợ.
Kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Ngày 24/6, Đoàn kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh làm Trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Bộ Tài chính sẽ kiểm soát chặt chẽ thủ tục hành chính
Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện kiểm soát chặt chẽ các thủ tục hành chính thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý nhằm mục tiêu cải cách thủ tục hành chính một cách toàn diện và hiệu quả, thực hiện tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Áp dụng quy định mới về trách nhiệm báo cáo tình hình lao động
Nghị định 35/2022/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.
Hoàn thiện khung pháp lý để doanh nghiệp tham gia đấu thầu công tại địa phương
Doanh nghiệp (DN) vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn khi tham gia đấu thầu công tại địa phương. Đây là một trong những phát hiện chính của báo cáo khảo sát được công bố tại hội thảo “Đấu thầu mua sắm công từ góc nhìn của DN” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Chương trình Phát triển LHQ tại Việt Nam tổ chức ngày 16/6 tại Hà Nội.