Đẩy mạnh tiêu thụ hàng nông sản tại thị trường nội địa trước ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

13:26 23/04/2021

Trong bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng ra toàn thế giới và vẫn đang có những diễn biến phức tạp, hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam, đặc biệt là trái cây đã và đang gặp nhiều khó khăn, thách thức do một số thị trường tạm ngừng thông quan hoặc tăng cường kiểm dịch phòng chống Covid-19.

Để kịp thời tháo gỡ khó khăn về tiêu thụ nông sản, các bộ, ngành đã phối hợp với các địa phương đưa ra nhiều giải pháp nhằm kết nối hỗ trợ thu mua, tiêu thụ nông sản tồn đọng do không thể xuất khẩu chonông dân và doanh nghiệp; hướng dẫn một số địa phương đang trồng dưa hấu, thanh long chuyển sang cây trồng khác dễ tiêu thụ về ngắn hạn như: đậu tương, ngô, rau…phát huy tốt công tác thu mua cũng như chế biến để phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước, đó là tăng cường thu mua những nhóm mặt hàng: rau, củ quả, thuỷ sản và khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh thu mua cung ứng sản phẩm đối với thị trường trong nước... 

Đẩy mạnh tiêu thụ hàng nông sản tại thị trường nội địa trước ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Ảnh: Internet
Đẩy mạnh tiêu thụ hàng nông sản tại thị trường nội địa trước ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Ảnh: Internet.

Đây cũng là thời điểm đặt ra cho nông sản Việt Nam những cơ hội mới tại thị trường nội địa khi việc tiêu thụ hàng hoá của người dân đã chuyển dịch nhiều từ hàng ngoại nhập sang nội địa do việc hạn chế đi lại nhằm tránh dịch bệnh lây lan khiến nhiều sản phẩm nhập khẩu không thể vào thị trường trong nước. Với dân số hơn 96 triệu dân, Việt Nam là thị trường tiêu thụ nông sản rất tiềm năng. Trong thời gian qua, việc đẩymạnh tiêu thụ sản phẩm ở thị trường nội địa cũng đã khẳng định hiệu quả rõnét trong những thời điểm đầu ra xuất khẩu gặp khó khăn.

Theo đó, trước tình hình giá nhiều loại nông sản trong nước bị sụt giảm mạnh do xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc gặp khó vì ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, các địa phương đã đẩy mạnh các hoạt động “giải cứu” và tăng cường chế biến, tiêu thụ sản phẩm tại nội địa. Cùng với việc kịp thời tháo gỡ các khó khăn cho xuất khẩu đã góp phầnquan trọng giúp giá nhiều loại trái cây nhanh chóng phục hồi trở lại. Theo nhiều hệ thống siêu thị, chỉ sau một thời gian đẩy mạnh giải cứu các loại trái cây như thanh long, dưa hấu…siêu thị đã không còn hàng để bán theo diện “giải cứu”.

Tuy nhiên, phương án này chỉ mang tính tình thế. Thực tế cho thấy, không phải chỉ đến khi những ảnh hưởng của dịch Covid-19 mới dẫn đến ùn ứ, dư thừa hàng nông sản mà trong nhiều năm qua, việc “giải cứu” nông sản đã diễn ra ở nhiều nơi, nhiều thời điểm khác nhau khiến biện pháp giải quyết đầu ra cho nông sản thông qua “giải cứu” đã trở nên quen thuộc. Trong giai đoạn này, dịch Covid-19 chỉ là một trong những tác nhântác động xấu đến ngành nông nghiệp.

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc ùn ứ nông sản, không tiêu thụ được là người sản xuất thiếu thông tin hoặc không được cung cấp thông tin kịp thời, thiếu định hướng trong quá trình sản xuất, dẫn đến tại nhiều địa phương, nông dân vẫn sản xuất hàng hóa theo phong trào mà không có chiến lược cụ thể, dẫn đến dư thừa vàthường xuyên bị ép giá. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp chưa chủ động được nguồn cung nguyên liệu đảm bảo về số lượng, chất lượng; khả năng chế biến đối với một số ngành hàng còn yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu, nhất là vào cao điểm mùa vụ như rau quả, gây tổn thất sau thu hoạch.

Ngoài ra, trình độ công nghệ chế biến nhìn chung ở mức độ trung bình của thế giới; sản phẩm chế biến chủ yếu vẫn là sơ chế có giá trị gia tăng thấp, chiếm khoảng 70-85%. Không chỉ còn hạn chế trong chế biến và bảo quản mà khâu phân phối, đưa sản phẩm đến tay nhiều người tiêu dùng cũng tồn tại bất cập, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Đáng chú ý, giá nhiều loại nông sản, đặc biệt là trái cây được nông dân bán ra ở mức thấp nhưng khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng thường cao hơn rất nhiều, vì qua nhiều khâu trung gian. Theo đó, việc quản lý chất lượng sản phẩm của nhiều loại nông sản từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ tại thị trường nội địa cũng chưa được chặt chẽ, để có thể truy xuất được nguồn gốc và đảm bảo chất lượng.

Nông dân chỉ định hướng sản xuất nông sản để phục vụ xuất khẩu, chứ chưa quan tâm đúng mức đến việc đưa hàng vào bán tại siêu thị và các kênh bán hàng cấp cao ở nội địa. Điều này đã phần nào làm hạn chế đến việc tổ chức hệ thống phân phối và tiêu thụ sản phẩm, nhất là việc kết nối giữa nông dân với các doanh nghiệp trực tiếp tiêu thụ hàng ở nội địa. Do vậy, các cơ quan chức năng cùng cả cộng đồng doanh nghiệp và người nông dân sản xuất cần quan tâm khắc phục kịp thời các hạn chế trên. Đại dịch Covid-19 vừa là thách thức vừa là cơ hội để ngành nông nghiệp nhậnthức rõ hơn những hạn chế để khắc phụcvà có hướng đi mới cho sự phát triển trước mắt cũng như lâu dài.

Thách thức vẫn đang ở phía trước, đòi hỏi nỗ lực chung của các địa phương cũng như các doanh nghiệp và Hiệp hội ngành hàng để biến thách thức thành cơ hội. Nhu cầu tiêu thụở thị trường nội địa hiện vẫn rất lớn. Tuy nhiên, để sản phẩm có sức cạnh tranh tốt trên thị trường, người nông dân cần liên kết phát triển sản xuất theo quy mô hàng hóa lớn, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và quy trình đồng nhất để sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và có chi phí thấp. Đồng thời, người nông dân cần gắn kết lâu dài với các doanh nghiệp thông qua các hợp đồng liên kết tiêu thụ với mức giá bán trái cây phù hợp để cả nông dân, doanh nghiệp và người tiêu dùng đều được hưởng lợi.

L.M