Đâu là cách tốt nhất để Mỹ và các nền dân chủ đạt được thỏa thuận với Trung Quốc?

10:18 08/07/2021

Trong bối cảnh tầm ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc ngày càng tăng cao trong suốt hơn hai thập kỷ qua, mối quan hệ của nước này với hầu hết các cường quốc không được cải thiện, đặc biệt kể từ khi bùng phát đại dịch Covid-19.

Vương quốc Anh đã ra thông báo hồi năm ngoái ra lệnh Huawei rút khỏi mạng lưới 5G nước này năm 2027. Ủy ban Châu Âu đã bỏ phiếu đồng thuận tạm dừng phê chuẩn các hiệp định đầu tư lớn giữa Trung Quốc và Liên minh Châu Âu. Động thái trên đã tái khởi động “Đối thoại Tứ giác An ninh” (the Quad) giữa Hoa Kỳ, Úc, Ấn Độ và Nhật Bản, bao gồm cuộc đụng độ biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ hồi năm ngoái cũng như Bắc Kinh áp đặt thuế đối với mặt hàng xuất khẩu của Úc. Bốn quốc gia trên không chỉ tăng cường hợp tác quân sự và đối ngoại mà còn tìm cách phát triển công nghệ cũng như cung cấp vaccine đến khu vực Đông Nam Á.

Ngoài ra, Hội nghị G7 hồi tháng 6 đã nhấn mạnh mối lo ngại của các nền dân chủ xoay quanh Trung Quốc và kêu gọi một cuộc điều tra nguồn gốc của vi-rút, thúc giục Trung Quốc “tôn trọng nhân quyền và tự do”, đặc biệt là sau sự kiện Tân Cương và Hồng Kông. Phía các quốc gia phương tây chú trọng đến “tầm quan trọng của hòa bình và ổn định khu vực eo biển Đài Loan”.

Tuy nhiên ngay cả khi tình hình đối ngoại của Trung Quốc không mấy khả quan, không thể phủ nhận tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này. Đất nước tỉ dân đã ghi nhận lượng hàng xuất khẩu tăng mạnh trong năm ngoái, GDP thực dự kiến tăng 8,4% trong năm nay. Trong các thỏa thuận với Bắc Kinh, Hoa Kỳ và các đồng minh dân chủ cũng như đối tác luôn áp dụng các chiến thuật cạnh tranh, đối đầu và hợp tác biến hóa. Trong đó, kìm hãm sự trỗi dậy của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu cùng với tiêu chuẩn hóa công nghệ là những vấn đề trọng tâm.

Chuỗi cung ứng toàn cầu 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Một số nhà chính sách lo ngại Trung Quốc sẽ sử dụng năng lực sản xuất làm đòn bẩy cưỡng chế. Đại dịch Covid-10 đã và đang nhấn mạnh tính nguy hiểm khi thế giới phải phụ thuộc vào bất kỳ một quốc gia nào cung cấp các hàng hóa cấp thiết. Nhất là trong những tháng đầu của đại dịch, do nguồn cung cấp thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) trong nước hạn chế, năng lực sản xuất nhanh chỉ ở mức tối thiểu, nhiều nước đã không thể hỗ trợ các nhân viên y tế tuyến đầu cho đến khi nhận được các lô hàng PPE từ Trung Quốc. Nhiều nền công nghiệp dân chủ tiên tiến đã thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường khả năng sản xuất trong nước cũng như giảm thiểu mức độ phụ thuộc. Tháng ba, công ty năng lượng Energy Fuels của Mỹ và Neo Performance Materials của Canada đã thông báo hợp tác nhằm thúc đẩy chuỗi cung ứng đất hiếm ở khu vực Bắc Mỹ và Châu Âu. Vào tháng 4, Hoa Kỳ và Nhật Bản thống nhất “hợp tác trong lĩnh vực nguồn cung nhạy cảm, bao gồm thiết bị bán dẫn”. Trong khi đó, Úc, Ấn Độ và Nhật Bản thực hiện sáng kiến tăng cường khả năng phục hồi của các chuỗi cung ứng khác nhau tại Châu Á - Thái Bình Dương.

Tiêu chuẩn công nghệ

Các nền công nghiệp dân chủ tiên tiến sẵn sàng đóng một vai trò tích cực hơn trong việc định hình các tiêu chuẩn sẽ chi phối các công nghệ cốt lõi. Tháng 1, Ấn Độ và Nhật Bản đi đến thỏa thuận thắt chặt quan hệ đối tác trong lĩnh vực thông tin và công nghệ, bao gồm an ninh truyền thông. Cho đến tháng ba, Ủy ban Châu Âu cùng Nhật Bản kí kết tuyên bố hợp tác phát triển tiêu chuẩn 5G. Cũng trong tháng này, the Quad đã thành lập nhóm hợp tác nâng cao tiêu chuẩn công nghệ. Hội nghị G7 làm việc trong khuôn khổ đối thoại về tiêu chuẩn công nghệ kỹ thuật số. Tại đây Washington và Brussels triển khai Hội đồng Công nghệ và Thương mại củng cố hợp tác Hoa Kỳ - EU trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và Internet vạn vật.

Không chỉ lo ngại về những tiêu chuẩn công nghệ mà Bắc Kinh đưa ra, tại các quốc gia mới nổi và các nền dân chủ lớn xuất hiện những bất đồng trong hình thành chế tài chung. Tuy nhiên, thế giới vẫn đang nỗ lực định hình những thuật ngữ xoay quanh công nghệ, phục vụ kinh tế thời đại dịch. Nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục gia tăng căng thẳng trong ngoại giao chắc chắn sẽ làm rạn nứt thêm mối quan hệ với các quốc gia lớn trên thế giới không chỉ vì chuỗi cung ứng toàn cầu và các tiêu chuẩn công nghệ mà còn cả những vấn đề nhạy cảm như nhân quyền. Đảng Cộng sản Trung Quốc đánh dấu kỷ niệm 100 năm thành lập, ban lãnh đạo đất nước cần xem xét cách thức điều chỉnh chính sách đối ngoại của Bắc Kinh. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Mặc dù cả thế giới dường như chống lại Trung Quốc nhưng trên phương diện kinh tế, rất khó để các quốc gia thoát khỏi sự phụ thuộc vào nước này trong thời gian ngắn. Hơn nữa, các nền công nghiệp dân chủ không thể giải quyết bệnh dịch, biến đổi khí hậu hay các thách thức khác mà không có sự hợp tác với Trung Quốc.

TL