Cuộc tranh luận về TikTok có ý nghĩa thế nào đối với tương lai của mạng xã hội

09:06 20/10/2020

Đã một vài tháng kể từ lúc những ồn ào xoay quanh ứng dụng TikTok: Nền tảng truyền thông xã hội gần đây bị ban lệnh cấm hoạt động và buộc phải thực hiện cuộc đàm phán thỏa thuận với Oracle và Walmart dưới sự chấp thuận của Tổng thống Trump - yêu cầu bán cho một công ty Hoa Kỳ. Giao dịch sẽ được diễn ra muộn nhất vào cuối tháng 11 sắp tới, và lúc này vấn đề được đặt ra chính là mối quan tâm về bảo mật của ứng dụng này sẽ có phần quan trọng đối với các chính sách công nghệ và mạng xã hội trong tương lai.


Tiktok buộc phải thực hiện cuộc đàm phán thỏa thuận với Oracle và Walmart dưới sự chấp thuận của Tổng thống Trump - yêu cầu bán cho một công ty Hoa Kỳ..

Tính minh bạch của thuật toán

Các nền tảng truyền thông xã hội khác đã được hưởng lợi từ những ồn ào xung quanh những vấn đề pháp lý hiện tại của TikTok. Trước khi ban hành lệnh cấm của mình, Tổng thống Trump nói rằng, ông không bận tâm nếu một công ty rất Mỹ mua Tiktok. Nhưng ông vẫn cho rằng, chính quyền ngày càng không tin tưởng vào các công ty công nghệ Trung Quốc. Và chính những động cơ chính trị đã dẫn đến lệnh cấm đối với TikTok.

Theo nhiều ý kiến cho biết, sức mạnh của TikTok đến từ thuật toán của nó, điều chỉnh nguồn cấp dữ liệu video vô hạn theo sở thích của từng người dùng. Do đó, người dùng TikTok trung bình dành nhiều thời gian trên nền tảng hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Gần đây các hạn chế thương mại của Trung Quốc đã làm nổi bật giá trị mà nước này đặt vào sự phát triển của các thuật toán mạnh mẽ. 

Trí tuệ nhân tạo có thể là con dao hai lưỡi đối với truyền thông xã hội, mang lại tiềm năng tăng mức độ tương tác đồng thời tạo ra các “buồng cách ly” (thuật ngữ chỉ trong một cộng đồng khép kín, chỉ toàn những người cùng lối suy nghĩ trao đổi với nhau những ý kiến mà tất cả đều đồng tình. Kết cục là con người bắt đầu suy nghĩ rằng chỉ lập trường của người ấy là duy nhất đúng và không cần đến những cái nhìn khác về vấn đề này làm gì). Trước những lo ngại này, TikTok đã cam kết chia sẻ thuật toán của họ với các chuyên gia bên ngoài, một động thái diễn ra vài ngày trước khi Phiên điều trần chống độc quyền công nghệ của Tiểu ban Tư pháp Hạ viện đối đầu với các CEO Amazon, Apple, Facebook và Google vì sự thiếu minh bạch của họ. Trong một bài đăng trên blog thông báo về quyết định này, cựu Giám đốc điều hành Kevin Mayer đã kêu gọi các công ty truyền thông xã hội khác làm điều tương tự, nhấn mạnh cam kết của TikTok về trách nhiệm giải trình. Mayer hứa sẽ thúc đẩy các cuộc trò chuyện sâu hơn về các thuật toán, tính minh bạch và kiểm duyệt nội dung cũng như phát triển các quy tắc nghiêm ngặt hơn cho người dùng. 

Chính những động cơ chính trị đã dẫn đến lệnh cấm của Mỹ đối với TikTok.

Sự cởi mở của TikTok có thể đặt ra một chuẩn mực mới cho các công ty truyền thông xã hội khác, giúp họ minh bạch hơn về các thuật toán của mình. Mặc dù các chuyên gia đã đã tranh luận về mức độ mà các thuật toán phải được minh bạch, nghiên cứu từ Khoa Truyền thông Stanford cho thấy người dùng tin tưởng các thuật toán hơn khi được cung cấp ít nhất một số thông tin về cách chúng hoạt động. Những yếu tố này chỉ ra nhu cầu về tính minh bạch của thuật toán và sự cấp thiết của chính sách để thực thi nó.

Cải tiến quyền riêng tư

Khi được hỏi về một vụ mua lại tiềm năng của Microsoft, người đồng sáng lập Bill Gates đã mô tả “việc trở nên lớn mạnh trong lĩnh vực kinh doanh truyền thông xã hội” là “một liều thuốc độc” do các câu hỏi về mã hóa và quyền riêng tư. Tương tự, ẩn chứa trong mối lo ngại rằng Trung Quốc có thể có quyền truy cập vào dữ liệu của người dùng TikTok là những câu hỏi về bảo mật và quyền riêng tư dữ liệu. TikTok trước đây đã từng phải đối mặt với những lời chỉ trích và kiện tụng vì không bảo vệ được quyền riêng tư về dữ liệu của trẻ vị thành niên. 

Mặc dù, như một video lan truyền trên TikTok đã chỉ ra, Facebook hiện theo dõi nhiều dữ liệu người dùng hơn TikTok, mặc dù TikTok có liên quan đến một số chiến thuật thu thập dữ liệu. Kể từ khi lệnh cấm được công bố, các nhà tuyển dụng lớn như Wells Fargo và Chính phủ liên bang và Chiến dịch Biden đã cấm nhân viên của họ sử dụng ứng dụng do lo ngại về bảo mật. Nếu ByteDance giữ lại bất kỳ phần nào hoạt động của Hoa Kỳ, họ vẫn có thể được yêu cầu gửi dữ liệu cho các công ty Trung Quốc theo Luật an ninh quốc gia của nước này. Trong quá khứ, các nhà phê bình cũng đã buộc tội Oracle bán dữ liệu người dùng cá nhân, điều này cho thấy cần có quy định về quyền riêng tư lớn hơn cho tất cả các công ty ở Hoa Kỳ, bất kể nguồn gốc quốc gia nào. 

Chính sách bảo mật thông tin trên mạng xã hội vẫn đang là một vấn đề đáng lo ngại hiện nay.

Vanessa Pappas, một cựu giám đốc ở YouTube - nhận trách nhiệm sẽ lèo lái TikTok tại Mỹ trong thời điểm ứng dụng này đối mặt với nguy cơ bị cấm hoạt động. Người đứng đầu toàn cầu mới của TikTok cho biết, trọng tâm chính của cô ấy sẽ là tập trung vào người sử dụng ứng dụng. Nếu đúng như vậy, trước tiên cô ấy phải giải quyết vấn đề bảo mật dữ liệu của họ và thiết lập các cơ chế bảo mật phù hợp. 

TikTok thể hiện sự cần thiết của các chính sách toàn diện liên quan đến các công ty công nghệ nước ngoài. Trong khi số phận của thỏa thuận sắp xảy ra vẫn còn mơ hồ, thế giới công nghệ sẽ vẫn theo dõi để xác định xem mối quan hệ đối tác của công ty với Oracle và Walmart có thể cải thiện những lo ngại của ứng dụng này hay không. Các công ty công nghệ có trụ sở tại Trung Quốc nếu không có cơ sở chính sách hệ thống, thì sẽ khó hiệu quả về lâu dài. Chính sách không rõ ràng hiện tại của ứng dụng này đã minh chứng cho việc cần các công ty công nghệ cần theo đuổi sự minh bạch và trách nhiệm giải trình cao hơn trong tương lai, đặc biệt trang lĩnh vực mạng xã hội.

Dù kết quả cuối cùng ra sao, TikTok sẽ vẫn để lại dấu ấn khó phai mờ trong ngành truyền thông xã hội. Những câu hỏi được đưa ra ở đây không phải là mới và việc cải thiện những lỗ hổng trong chính sách liên quan sẽ ảnh hưởng đến tương lai của toàn bộ lĩnh vực công nghệ.

Ứng dụng TikTok đã liên tục đứng đầu trên toàn thế giới về số lượt tải về và gần đây đã cán mốc 2 triệu lượt tải xuống chỉ trong quý I năm 2020, kết quả tốt nhất trong lịch sử của ứng dụng. Tuy nhiên, sự phổ biến này làm dấy lên mối lo ngại về bảo mật dữ liệu và là tiềm năng cho những nguy hại như theo dõi người dùng đến từ Trung Quốc, nơi đặt công ty mẹ hiện tại của TikTok là ByteDance. Mặc dù một số người dùng TikTok đã suy đoán rằng các lệnh cấm này là để trả đũa nền tảng trong việc tổ chức phản đối chiến dịch tái đắc cử của Tổng thống Trump, ứng dụng đã được rà soát an ninh quốc gia kể từ năm 2019 do ảnh hưởng của nó ngày càng gia tăng ở Hoa Kỳ.

Bảo Bảo