Công nghệ STF giúp tạo ra bề mặt gỗ trên vật liệu kim loại

00:00 12/10/2020

Sơn AkzoNobel vừa ra mắt công nghệ Sublimation Transfer Finish (STF) giúp tạo ra trên bề mặt kim loại một lớp phủ hiệu ứng gỗ, đồng thời vẫn đảm bảo độ bền cho vật liệu.

STF là phương pháp phủ lên vật liệu một bề mặt giống như một loại vật liệu khác. Với công nghệ này, dòng sơn tĩnh điện Interpon D STF có thể tạo ra hiệu ứng gỗ tự nhiên trên bề mặt các công trình kiến trúc sử dụng chất liệu kim loại như mặt tiền tòa nhà, cửa sổ, cửa ra vào, cửa chớp và thậm chí là các vật dụng ngoại thất.

Sơn tĩnh điện Interpon D STF tạo hiệu ứng gỗ tự nhiên trên bề mặt công trình

Lớp phủ từ dòng sơn Interpon D STF có khả năng tạo ra bề mặt gỗ chân thực tới mức khó có thể phân biệt với gỗ thật. Ngoài hiệu ứng gỗ, dòng sơn Interpon D STF còn cho ra nhiều họa tiết và bề mặt khác, dành cho cả ứng dụng nội và ngoại thất. Đồng thời, tuổi thọ của vật liệu được kéo dài hơn nhờ lớp phủ của dòng sơn STF và bảo hành lên đến 15 năm. Ngoài ra, sơn tĩnh điện cũng là một giải pháp bền vững vì không chứa các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) và các kim loại độc hại như chì hoặc crôm (VI). Cùng với việc dễ ứng dụng trong thi công, sơn thừa trong quá trình phun có thể được tái chế, giúp giảm thiểu chất thải.

Tất cả các sản phẩm thuộc dòng sơn Interpon D khả năng giữ độ bóng, đều màu, bền với thời tiết, độ ẩm, va đập và kháng hóa chất. Dòng sơn Interpon D là một sản phẩm dành cho mọi loại khí hậu, công trình và nhu cầu của khách hàng.

MH