Chương trình phục hồi kinh tế tập trung chủ yếu vào năm 2022 và 2023
- 7
- Tiêu điểm
- 20:30 02/12/2021
DNHN - Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11 diễn ra chiều tối 2/12, trả lời câu hỏi về quy mô và thời gian của chương trình phục hồi kinh tế, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết Chính phủ dự kiến trình ra Quốc hội vào kỳ họp cuối năm 2021.
Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết, về nội dung Chương trình phục hồi kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo Thủ tướng, thường trực Chính phủ, Chính phủ nhiều vòng. Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã nhấn mạnh vai trò của chương trình. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng đã trả lời một số nội dung sơ bộ về chương trình phục hồi kinh tế.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương tại buổi họp báo chiều tối 2/12.
Ông Trần Quốc Phương nêu rõ 5 nhóm giải pháp chủ yếu trong Chương trình phục hồi kinh tế bao gồm: Y tế, an sinh xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp, kích thích đầu tư công, và cải cách hành chính. Các giải pháp đã cơ bản bao quát hết lĩnh vực cần phải được hỗ trợ, cũng như các mấu chốt của nền kinh tế, hướng tới phục hồi nhanh, hướng tới phát triển. Thời gian dự kiến áp dụng chương trình là khoảng 2 năm, tập trung chủ yếu vào năm 2022 và 2023.
Thứ trưởng Trần Quốc Phương cũng nhấn mạnh, tùy tình hình cụ thể diễn biến dịch bệnh và yêu cầu đặt ra của một số giải pháp mà Chương trình phục hồi kinh tế có thể phải kéo dài thêm. Ví dụ như các dự án đầu tư công, quy mô lớn, đây là dự án có tổng mức đầu tư rất lớn, phải thực hiện trong thời gian dài. Về quy mô đủ lớn, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết chưa thể tiết lộ chi tiết. Tuy nhiên, ông Trần Quốc Phương cho biết, Chính phủ sẽ huy động các quỹ ngoài ngân sách, tạo điều kiện cho khối tư nhân tham gia vào các dự án đầu tư công.
P.V
Bài liên quan
#Trần Quốc Phương

Vì sao cần áp dụng cơ chế đặc thù trong giải phóng mặt bằng?
Trong các nghiên cứu, đề xuất các cơ chế đặc thù, với công tác giải phóng mặt bằng, ngoài việc tách ra là dự án độc lập, thực hiện trước và sớm thì có thêm cơ chế cho phép chỉ định thầu một số nội dung công tác giải phóng mặt bằng.
Đọc thêm Tiêu điểm
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người kế tục sự nghiệp vĩ đại của Hồ Chủ tịch
Hồ Chủ tịch, người sáng lập Đảng ta, người sáng lập Mặt trận dân tộc thống nhất, người sáng lập các lực lượng vũ trang của nhân dân ta, người sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam) đã không còn nữa!. Nhưng, thành quả cách mạng của người gắn liền với sự nghiệp của Đảng ta, của giai cấp công nhân và dân tộc ta ngày nay vẫn tiếp tục được bảo vệ, xây dựng và phát triển…
Bình Thuận: Cưỡng chế thu hồi đất cho thuê kinh doanh quá hạn nhiều năm tại Mũi Né
Ngày 8/8, Chi cục Thi hành án dân sự TP Phan Thiết (Bình Thuận) đã phối hợp với chính quyền địa phương và Công an TP Phan Thiết tiến hành vận động, cưỡng chế 09 trường hợp thuê mặt bằng kinh doanh đã hết hạn nhiều năm nhưng muốn chiếm giữ trái phép.
Lùi thời gian vận hành Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia mới, bảo đảm hệ thống mới được hoàn thiện ở mức cao nhất
Bộ KH&ĐT lùi thời gian vận hành chính thức hệ thống đấu thầu qua mạng quốc gia mới nhằm bảo đảm hệ thống mới được hoàn thiện ở mức cao nhất, phục vụ tốt nhất công tác đấu thầu. Từ đó, các nhà thầu, nhà đầu tư có thể tiếp cận một cách tốt nhất, minh bạch nhất, thông suốt nhất với các gói thầu mua sắm công.
Việt Nam, dấu ấn đậm nét trong cộng đồng ASEAN
Sự kiện gia nhập ASEAN chính là bước hội nhập kinh tế quốc tế đầu tiên của Việt Nam, có thể nói dấu ấn còn khá mờ nhạt trong giai đoạn đầu tiên. Nhưng đây chính là nền tảng để Việt Nam thúc đẩy chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng sau này, để rồi đã ghi dấu ấn đậm nét về mọi mặt trong khu vực và trên thế giới.
Phải hoàn thiện đoạn trên cao đường sắt Nhổn-Ga Hà Nội trong năm 2022
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu hoàn thành đoạn trên cao đường sắt Nhổn- Ga Hà Nội chậm nhất là 31/12/2022.
Việt Nam sau 27 năm gia nhập ASEAN (28/7/1995-28/7/2022)
Cách đây 27 năm, ngày 28/7/1995 đánh dấu mốc khi Việt Nam gia nhập ASEAN chính thức trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Vĩnh Phúc: 20 năm bứt phá 32 bậc xếp hạng, lọt top 10 tỉnh có thu nhập cao
Vĩnh Phúc từng xếp thứ 41/63 tỉnh, thành về thu nhập bình quân năm 2002 đã vươn lên vị trí thứ 9 vào năm 2021, trở thành tỉnh tốc độ bứt phá lớn nhất trong bảng xếp thu nhập bình quân đầu người.
Ngành dịch vụ cần được phát triển với sự đổi mới trong tư duy, dựa trên nền tảng chuyển đổi số
Đó là chỉ đạo của ông Trần Tuấn Anh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế trung ương tại Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Phát triển ngành dịch vụ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” sáng 5/8, do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Thành ủy Đà Nẵng, Đại học Đà Nẵng đồng tổ chức.
Nghệ An: Tính đến 31/7, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt 32,26% kế hoạch
Thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An cho biết, tính đến ngày 31/7/2022, nguồn vốn đầu tư công tập trung tỉnh quản lý đã giải ngân được 1.880.449 triệu đồng, đạt 32,26% kế hoạch…
Gỡ khó trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho doanh nghiệp
Theo Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà, các doanh nghiệp đang hết sức khó khăn và gặp nhiều vướng mắc với vấn đề đất đai, nhưng khi các bên lắng nghe nhau thì sẽ tìm ra được giải pháp tốt nhất có thể để sửa đổi Luật Đất đai phù hợp với thực tiễn. Những vấn đề thực tiễn đã chứng minh là đúng thì tiếp tục áp dụng, những vấn đề lịch sử để lại thì lần sửa đổi này phải giải quyết được.