Trung Quốc hoàn tất tiến trình thông qua RCEP

09:24 17/04/2021

Ngày 16/4, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo đã hoàn tất tiến trình thông qua Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) sau khi nước này trình văn kiện thông qua tới Tổng Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Thông báo của Bộ Thương mại Trung Quốc nêu rõ: "Ngày 15/4/2021, Trung Quốc đã trình văn kiện thông quan RCEP tới Ban Thư ký ASEAN. Điều này đánh dấu việc Trung Quốc chính thức hoàn tất tiến trình thông qua RCEP."

Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào cho biết Chính phủ nước này đã thông qua RCEP vào ngày 8/3. 

  Trung Quốc đã chính thức thông quan Hiệp định RCEP (ảnh: minh họa).

RCEP được coi là khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới sau khi 15 quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương đạt một thỏa thuận về hiệp định thương mại hồi tháng 11/2020.

Một số nước tham gia ký kết, bao gồm Singapore và Thái Lan, cũng đã hoàn tất tiến trình thông qua RCEP.

Cơ hội và thách thức của Việt Nam

Báo cáo của CIEM cũng chỉ ra rằng, dối với hoạt động thương mại của Việt Nam, RCEP có thể mang lại một số cơ hội và cả thách thức. Bao phủ vùng lãnh thổ với 30% dân số toàn cầu, hiệp định RCEP tạo ra một thị trường lớn và tiềm năng cho xuất khẩu. Các nghiên cứu định lượng thực hiện cho đến nay đều cho thấy RCEP có tác động tạo thương mại, chứ không chỉ là chuyển hướng thương mại. Ngay cả với nhập khẩu, Việt Nam cũng có thể được hưởng lợi từ việc gia tăng chất lượng hàng nhập khẩu cho tiêu dùng.

Cùng với việc gia tăng thương mại hàng trung gian, doanh nghiệp Việt Nam cũng có cơ hội tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi giá trị và sản xuất khu vực. Nhóm tác giả nhìn nhận tác động đối với cải cách thể chế cũng hiện hữu, chủ yếu theo hướng tăng cường thêm động lực cho Việt Nam thực hiện các cải cách đã được xác định gắn với các cam kết trong CPTPP và EVFTA.

Dù vậy, thách thức khi thực thi RCEP nằm ở khả năng tận dụng ưu đãi trong Hiệp định này, khả năng duy trì và cải thiện năng lực cạnh tranh xuất khẩu, và gia tăng nhập siêu.

Đối với đầu tư nước ngoài, RCEP cũng có cả cơ hội và thách thức đan xen nhau. Việt Nam có thêm cơ hội thu hút FDI từ sự dịch chuyển đầu tư ra khỏi Trung Quốc do tác động của chiến tranh thương mại, công nghệ Mỹ - Trung Quốc, cũng như những xu hướng cân nhắc mới trong và sau đại dịch COVID-19.

Tuy nhiên, thách thức cũng không nhỏ, bởi: nhìn nhận và xử lý hiệu quả nhập siêu gắn với đầu tư nước ngoài ở thị trường RCEP là một thách thức lớn, thậm chí trở nên phức tạp hơn.

Về sàng lọc chất lượng của dự án FDI là chủ trương đúng, nhưng thực hiện không dễ sau khi RCEP đi vào thực thi; kiểm soát dòng vốn đầu tư nước ngoài từ RCEP và hệ lụy đối với kinh tế vĩ mô vẫn là một vấn đề phức tạp. Và khó khăn trong cân đối giữa thu hút, bảo vệ nhà đầu tư và quyền xây dựng chính sách của Việt Nam.

Những thách thức này ít nhiều đều ảnh hưởng đến mức độ tự chủ của nền kinh tế Việt Nam, song vẫn có thể xử lý được.

Dù vậy, xử lý thách thức về thể chế phụ thuộc vào mức độ toàn diện trong cách tiếp cận của Việt Nam, và khó có thể hiệu quả nếu nhìn nhận vấn đề thương mại và đầu tư nước ngoài một cách rời rạc khi thực hiện RCEP.

PV (t/h)