Chính phủ yêu cầu xử lý tình trạng tăng giá thuê tàu và container
- Tiêu điểm
- 06:05 15/01/2021
DNHN - Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương và Bộ GTVT thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa, kiểm tra, làm rõ và xử lý nghiêm theo quy định đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong việc tăng giá thuê tàu và container.
Ngày 14/1/2021, Văn phòng Chính phủ có công văn số 334/VPCP-KTTH truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng liên quan đến chi phí xuất nhập khẩu hàng hóa gia tăng do hiện tượng tăng giá thuê tàu và container.

Theo đó, Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương, Bộ GTVT căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục chủ động phối hợp với các cơ quan, Hiệp hội, doanh nghiệp liên quan để có các biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa trước tình trạng nêu trên. Hai bộ trên cũng được yêu cầu kiểm tra, làm rõ và xử lý nghiêm theo quy định đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong việc tăng giá thuê tàu và container (nếu có).
Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ vào cuối tháng 12/2020, Bộ Công Thương cho biết, việc tăng giá cước tàu biển, giá thuê container rất cao trong thời gian vừa qua gây ra tác động bất lợi, ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.
Theo Bộ Công Thương, do tác động của dịch Covid-19, việc giãn cách xã hội, năng lực xử lý hàng của các cảng ở châu Âu và Bắc Mỹ sụt giảm dẫn đến các hãng tàu phải cắt giảm tuyến, gây thiếu hụt chuyển, chỗ chở hàng. Tác động của dịch Covid-19 cũng làm cho năng lực sản xuất của các khu vực như Mỹ La-tinh, Đông Âu, Nam Á bị sụt giảm, do vậy Hoa Kỳ và châu Âu tăng cường nhập khẩu từ khu vực Đông Á, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam.
Bộ Công Thương cho rằng, hiện năng lực tiếp nhận, quản lý container rỗng của các doanh nghiệp Việt Nam hiện còn hạn chế, không có bãi tập kết (depot) container rỗng đủ lớn, các depot quy mô nhỏ lẻ, phân tán và không đáp ứng được nhu cầu đóng hàng xuất khẩu. Việt Nam có rất ít doanh nghiệp kinh doanh đóng mới và sửa chữa container, đặc biệt là container chuyên dùng, do vậy phải phụ thuộc vào lượng container của các hãng tàu nước ngoài.
Việc ứng dụng công nghệ để quản lý và thu gom container trong nước còn chưa được rộng rãi, chưa kết nối được giữa các doanh nghiệp logistics, đại lý hãng tàu và các doanh nghiệp chủ hàng có nhu cầu sử dụng container, dẫn đến tình trạng tồn đọng, khan hiếm container cục bộ.
Theo Bộ Công Thương, hiện nay, đa số các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đang áp dụng phương thức "bán FOB". Với phương thức này, người mua phải chịu chi phí thuê tàu và container, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chỉ trả các chi phí nội địa như việc lấy container từ depot về để đóng hàng.
Do vậy, việc tăng giá cước thuê tàu và container không ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, nhưng việc hàng hóa phải lưu kho chờ xuất khẩu cũng gây thiệt hại cho doanh nghiệp, chi phí lưu kho, lưu bãi bị đội lên ước tính từ 5 - 10% giá trị lô hàng. Hàng hóa không chuyển đi được khiến khách hàng không thanh toán, doanh nghiệp Việt Nam không thu được tiền về để tiếp tục sản xuất.
Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu áp dụng phương thức "bán C&F" hoặc "bán CIF", việc phải chi trả tăng thêm từ vài trăm đến hàng nghìn USD cho mỗi container làm chi phí xuất khẩu gia tăng đột biến, các khoản chi này không được dự tính trước và mức tăng quá cao sẽ làm doanh nghiệp xuất khẩu thiệt hại, thua lỗ - Bộ Công Thương cho hay.
Lyly
Tin liên quan
#xuất khẩu hàng hóa

Xuất khẩu năm 2021: Khai thác, tận dụng cơ hội từ các FTA
Xuất khẩu của Việt Nam năm 2021 còn phụ thuộc vào triển vọng của kinh tế thế giới, khi khống chế được dịch Covid-19 cùng hàng loạt giải pháp về thị trường xuất khẩu.

Hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam bị đình trệ vì thiếu container rỗng
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), trong báo cáo của Bộ Công Thương gửi lên Thủ tướng Chính phủ dự báo, tình trạng thiếu tàu biển và thiếu container có thể kéo dài đến tháng 2-3/2021.

Tận dụng tốt hiệu quả các FTA để xuất khẩu năm 2020 đạt đích đến 300 tỷ USD
Mặc dù trong năm 2020, tình hình kinh doanh của khu vực và thế giới đã có nhiều biến động khó lường do ảnh hưởng của dịch Covid-19, song xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 9 tháng qua vẫn giữ được mức tăng trưởng dương. Việc tận dụng tối đa các cơ hội, đạt nhịp tăng trưởng cao là tiền đề quan trọng để hoạt động xuất khẩu bứt phá, hướng tới mục tiêu đạt 300 tỷ USD của năm 2020.

'Cánh cửa' nào đưa hàng Việt vào sâu thị trường EU?
Đa phần doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa vào EU đều tập trung vào các thị trường lớn, bỏ ngỏ những thị trường ngách - vốn được xem là "nhỏ nhưng có võ" giúp hàng Việt thâm nhập sâu vào thị trường EU hơn.

Xuất khẩu: Kỳ vọng “lội ngược dòng” nhờ EVFTA
Chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, suốt nửa đầu năm nay, xuất khẩu (XK) hàng hóa của Việt Nam ghi nhận sự sụt giảm nghiêm trọng tại tất cả ngành hàng chủ lực. Cục diện này liệu có thay đổi ở nửa cuối năm phụ thuộc tình hình dịch Covid-19 được khống chế trên phạm vi toàn cầu và việc tận dụng được ưu thế từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) trong đó có Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) dự kiến có hiệu lực từ 1/8/2020.

Đâu là động lực cho xuất khẩu hàng hóa những tháng tới?
Dịch Covid-19 có thể được kiểm soát tốt hơn; Hiệp định EVFTA có hiệu lực; thị trường Trung Quốc đã kiểm soát được dịch bệnh và tăng nhập khẩu hàng hóa… Đặc biệt, nội lực từ những giải pháp mạnh của Chính phủ, các Bộ ngành và doanh nghiệp… được nhận định sẽ là cơ hội gia tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa những tháng tới.
Đọc thêm Tiêu điểm
Những điểm sáng quan trọng của nền kinh tế trong 2 tháng đầu năm
Báo cáo Chính phủ tại phiên họp thường kỳ Chính phủ ngày 2/3, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã chỉ ra tới 7 điểm sáng của nền kinh tế trong 2 tháng đầu năm.
San sẻ yêu thương - chùa Ba Vàng “giải cứu” hơn 80 tấn nông sản hỗ trợ người dân tỉnh Hải Dương
Những ngày này, dòng xe "giải cứu" nông sản từ Hải Dương đang nối đuôi nhau đi khắp các tỉnh thành. Không chỉ các siêu thị, các tổ chức mà có nhiều cá nhân phát tâm thu mua nông sản để đồng hành cùng bà con Hải Dương.
Bài 2: Đủ mánh khóe đẩy “ông Ba Mươi” vào nồi cao
“Ông Ba Mươi” vào nồi cao ở Việt Nam qua 2 con đường chính. Một là qua trạm trung chuyển Lào, hai là qua những hoạt động lén lút nuôi nhốt ngay chính tại Việt Nam, mà chúng ta vẫn chưa phát hiện được.
Vĩnh Phúc: khởi động Tháng thanh niên năm 2021
Sáng 2/3, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tổ chức lễ khởi động Tháng Thanh niên năm 2021 với chủ đề “Tuổi trẻ Vĩnh Phúc tự hào truyền thống Đoàn TNCS Hồ Chí Minh”.
Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng hạ tầng 2 khu công nghiệp
Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Thái Hòa – Liễn Sơn – Liên Hòa (Khu vực II – giai đoạn 1). Có quy mô 145,27 ha với nguồn vốn 774,827 tỷ đồng; trong đó vốn góp Nhà đầu tư Công ty Cổ phần đầu tư Amane là 120 tỷ đồng
Thí điểm chương trình "Đà Nẵng về đêm" (Danang By Night)
Ngày 3/3, UBND TP Đà Nẵng cho biết vừa ban hành Kế hoạch về việc tổ chức thí điểm chương trình "Đà Nẵng về đêm" (Danang By Night)
Giá xăng dầu ngày 3/3 giảm mạnh
Trong bối cảnh các nhà đầu tư lo ngại OPEC và các đồng minh sẽ đồng ý tăng sản lượng vào cuộc họp thường kỳ dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 4/3 tới.
Quảng Ninh: Hơn 2000 thanh niên tham gia nghĩa quân sự
Lễ giao nhận quân năm 2021 tại Quảng Ninh diễn ra ngắn gọn, bảo đảm an toàn tuyệt đối, đặc biệt là các khâu phòng, chống dịch, song vẫn đảm bảo đầy đủ nội dung, thắm đượm tình quân dân, trở thành ngày hội lớn nhiều ý nghĩa với tuổi trẻ.
Thủ tướng chỉ đạo quyết tâm phát huy đà tăng trưởng ngay từ đầu năm
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp Chính Phủ thường kỳ tháng 2/2021, phải tạo đà tăng trưởng kinh tế ngay từ đầu năm 2021, đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng vaccine Covid-19.
Khuyến cáo tạm thời về việc sử dụng vắc-xin ngừa Covid-19 ký hiệu AZD1222
Khuyến cáo mới nhất về việc sử dụng vắc-xin Covid-19 ký hiệu AZD1222 do AstraZeneca sản xuất đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phát đi hôm 1/3/2021.