Chiến tranh thương mại bắt đầu gây hại thực sự đến hoạt động của nhiều doanh nghiệp toàn cầu

00:00 12/10/2020

Số liệu công bố trước đó cũng cho thấy sản xuất suy giảm khá mạnh. Thị trường trái phiếu Mỹ trong những ngày gần đây phát đi tín hiệu đe dọa đến tăng trưởng tại Mỹ và toàn cầu.

Chiến tranh thương mại bắt đầu gây hại thực sự đến hoạt động của nhiều doanh nghiệp toàn cầu

Ảnh: Reuters

Tháng 7/2018 khi mà chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump lần đầu tăng thuế với khoảng 34 tỷ USD hàng nhập khẩu Mỹ, ông Andy LaFrazia, cho rằng điều này cũng chỉ tiềm ẩn thách thức tạm thời với công ty của ông. Ông kể lại: “Khi ấy ai cũng nói, ồ cũng chẳng qua là chiến lược đàm phán thôi, mọi chuyện sẽ không kéo dài lâu. 

Thế nhưng mà gần 1 năm trôi qua, chiến tranh thương mại không có dấu hiệu hạ nhiệt. Công ty ControlTek, công ty sản xuất thiết bị điện tử thuộc phạm vi điều hành của ông LaFrazia, đang tiến hành những biện pháp tích cực để tự bảo vệ mình. Chiến lược này đã được ban điều hành và quản lý của công ty trên khắp thế giới tính đến trong những tuần gần đây.

ControlTek đang phải điều chỉnh lại hợp đồng để đẩy chi phí thuế quan sang khách hàng. Công ty chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc đến bất cứ nơi nào phù hợp, đồng thời thiết kế lại sản phẩm nhằm tránh sử dụng linh kiện Trung Quốc. Là một công ty nhỏ trong ngành điện tử toàn cầu, công ty đang cố gắng hết sức có thể.

Dù giới chuyên gia kinh tế đưa ra nhiều cảnh báo, chiến tranh thương mại do Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động cho đến nay cũng chưa tạo ra nhiều thay đổi đến sự phục hồi của kinh tế Mỹ sau thời kỳ Đại Suy thoái. Tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức cao, tỷ lệ thất nghiệp vào tháng trước ở mức thấp nhất trong 50 năm.

Tuy nhiên ngoài tình hình kinh tế, vấn đề thương mại chịu nhiều tác động nghiêm trọng. Bộ Thương mại Mỹ trong ngày thứ Năm cho biết rằng thương mại Mỹ, cả nhập khẩu và xuất khẩu, suy giảm trong tháng 4/2019. 

Số liệu công bố trước đó cũng cho thấy sản xuất suy giảm khá mạnh. Thị trường trái phiếu Mỹ trong những ngày gần đây phát đi tín hiệu đe dọa đến tăng trưởng tại Mỹ và toàn cầu. Tác động có thể trở nên tồi tệ hơn nếu Tổng thống Trump thực sự hiện thực hóa đe dọa của ông về việc tăng cường đánh thuế với hàng hóa từ Mexico.

Khi mà xung đột tồi tệ hơn, có dấu hiệu cho thấy rằng nó đang định hình lại kinh tế toàn cầu. Căng thẳng thương mại đang đẩy nhanh xu thế các công ty chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc. Công ty tư vấn Bain mới đây đã thực hiện cuộc khảo sát, 42% doanh nghiệp cho biết họ sẽ tìm nguồn cung nguyên liệu mới từ năm sau, 25% cho biết họ đang chuyển hướng đầu tư ra khỏi Trung Quốc. 

Nhiều công ty cũng sẽ tiếp bước trong những tuần tới sau khi chính quyền Tổng thống Trump hạn chế làm ăn kinh doanh với Huawei – công ty viễn thông lớn của Trung Quốc.

Ban đầu, nhiều công ty rất ngại ngần từ bỏ quan hệ với nhà cung cấp đã thiết lập lâu năm chỉ vì tranh chấp thương mại có thể chỉ kéo dài vài tháng, họ chấp nhận mức thuế cao hoặc tìm cách chia sẻ chi phí thuế quan với nhà cung cấp và khách hàng. Giờ đây nhiều công ty đang phải xem xét lại quyết định của mình. 

 

Trung Mến