Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Nghề làm long nhãn ở xã Vinh Quang

11:58 23/08/2021

Những năm qua nhờ sự lãnh đạo của UBND Xã Vinh Quang nên nghề trồng nhãn tại địa phương không ngừng đổi mới từ một vùng đất chuyên tiêu thụ sản phẩm nhãn tươi thì nay người dân nơi đây tích cực chế biến giữ lại các sản phẩm có giá trị y dược cao, đó là sản phẩm Long Nhãn không những tốt cho người tiêu dùng mà còn đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân địa phương.

Hàng năm, vào khoảng cuối cuối tháng 8 đầu tháng 9 Dương lịch là người dân xã Vinh Quang bắt đầu bước vào vụ thu hoạch, chế biến long nhãn. Nghề làm long nhãn có mặt tại Vinh Quang từ những năm 80 của thế kỷ XX, lúc đó nhiều người dân tứ xứ đến vùng đất này xây dựng kinh tế mới như: Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định. Họ đã mang theo những đặc sản vùng miền trong đó có giống Nhãn lồng Hưng Yên, nhưng giống nhãn trồng tại vùng đất xã Vinh Quang (Chiêm Hóa) màng đặc trưng riêng so với nhãn lồng Hưng Yên vì có pha chút hương vị giống nhãn thóc ở Tuyên Quang không những ngon mà còn ngọt, đặc trưng riêng chỉ Tuyên Quang mới có và đất phù xa hai ven bờ sông gâm đem lại hương vị đặc trưng chỉ vùng đất này mới có. 

  Các hộ nông dân xã Vinh Quang chế biến long nhãn mang lại nguồn thu nhập đáng kể.

Theo một hộ dân nơi đây cho biết: Ngày trước người dân nơi đây chỉ thu quả chin bán làm thương phẩm cho các thương lái chở về suôi; Nhưng mấy năm nay nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất long nhãn nên ngày càng đạt giá trị kinh tế cao vì nhãn dùng làm long chủ yếu là nhãn lồng, nhãn đường phèn… có cùi dày, thơm, ngọt. Hiện trên địa bàn xã Vinh Quang có khoảng gần 60 cơ sở chế biến long nhãn như: Hộ anh Toàn, anh bình… Bình quân các cơ sở thu hút từ 20 - 30 lao động địa phương, đồng thời tạo điều kiện cho người già và trẻ em khắp các thôn lại tranh thủ đi xoáy long nhãn kiếm thêm thu nhập. 

  Các hộ dân trong xã đang tích cực xoáy long nhãn đem lại thu nhập đang kể cho lao động trong xã.

Theo ông Phạm Văn Cầu - Chủ tịch UBND xã Vinh Quang thì: Để có nguyên liệu cho nghề làm long nhãn, hiện xã có 161,3 ha nhãn, tiến tới toàn xã đang mở rộng diện bằng cách cải tạo vườn tạp mở rộng diện tích nhãn làm nguyên liệu cho nghề chế biến long nhãn.

Ông Bình, chủ một cơ sở sản xuất long nhãn tại thôn Tiên Quang cho biết, đến mùa thu hoạch mỗi cân nhãn tươi từ 15. 000VNĐ, còn người xoáy long kiếm được 3.000 - 5.000 đồng. Nhờ thế, nghề này đem lại thu nhập không nhỏ cho người dân nơi đây. Ông chia sẻ thêm: Thông thường, cứ 1 tạ nhãn quả tươi sau khi sấy khô được hơn 10 kg long nhãn. Trung bình giá bán buôn từ 120.000 - 140.000 đồng/kg. Mỗi lao động xoáy nhãn thuê tại lò nhà ông Bình mỗi ngày xoáy được từ 30 - 50 kg nhãn quả, thu nhập khoảng 200.000 -  250.000 đồng. Mỗi vụ chế biến long nhãn gia đình ông Bình thu lãi hơn 100 triệu đồng.

Vũ Văn Tiến