Châu Á trở lại vị trí trung tâm kinh tế thế giới, Hàn Quốc lọt top 10 thực thể kinh tế lớn toàn cầu

00:07 30/05/2021

Với sự góp mặt của Hàn Quốc trong top 10 GDP toàn cầu, châu Á đang tăng tốc quay trở lại trung tâm kinh tế thế giới với quy mô hàng đầu đến từ Trung Quốc, Nhật Bản không thua kém bất kỳ khu vực nào ở Hoa Kỳ và châu Âu.

Theo dữ liệu do Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc công bố, Hàn Quốc đạt GDP danh nghĩa 1924,8 nghìn tỷ won vào năm 2020, tức là giảm 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Dựa trên tỷ giá hối đoái trung bình, tổng GDP của Hàn Quốc vào năm 2020 tương đương 1,63 nghìn tỷ đô la Mỹ. Kết quả là tổng kinh tế của Hàn Quốc đã vượt qua Nga (1.479 nghìn tỷ đô la Mỹ), đứng thứ 10 trên thế giới. Đây cũng là thứ hạng cao nhất trong lịch sử GDP của Hàn Quốc. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Điều đáng chú ý là bên cạnh Hàn Quốc đứng trong top 10 về GDP toàn cầu, tổng cộng có 4 quốc gia châu Á khác cũng có mặt trong bảng xếp hạng, nâng cao vị thế của châu Á trong hệ thống kinh tế toàn cầu. Hiện nay Hàn Quốc chỉ còn kém Canada 10 tỷ USD (1,64 nghìn tỷ USD) xếp vị trí thứ 9. Với sự cải thiện dần của nền kinh tế Hàn Quốc, đặc biệt là sự tương tác rất lớn với nền kinh tế Trung Quốc, các chuyên gia đặt kỳ vọng GDP của xứ sở Kim Chi sẽ nhanh chóng vượt qua Canada.

Với sự góp mặt của Hàn Quốc, châu Á đang tăng tốc quay trở lại trung tâm kinh tế thế giới với quy mô hàng đầu đến từ Trung Quốc, Nhật Bản không thua kém bất kỳ khu vực nào ở Hoa Kỳ và châu Âu. Khi nền kinh tế châu Á tiếp tục đi lên sẽ mang lại những lợi thế lớn cho Trung Quốc và các khu vực xung quanh. Tuy nhiên, Hàn Quốc vẫn phải đứng giữa lập trường giữa Mỹ - Trung và cân nhắc lợi hại kinh tế khi tiếp xúc với hai cường quốc lớn nhất thế giới. Hiện nhiều nhà phân tích cho biết Hàn Quốc có khả năng rơi vào tình cảnh như Úc nếu lựa chọn đối đầu với Trung Quốc.

Phía Nhật Bản cũng nhận định trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới bất ổn định như hiện nay, nền kinh tế đất nước đang phải chịu sức ép lớn. Trong tình thế Hàn Quốc tăng cường giao thương với Trung Quốc đồng thời đây cũng là nước chiếm rất nhiều thị trường tại Nhật Bản, bản thân xứ sở Hoa Anh Đào cũng chưa thể hòa hợp với đất nước tỉ dân, dẫn đến rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Tuy nhiên, xu hướng chủ đạo của thế giới ngày nay là hợp tác đôi bên cùng có lợi, chống lại chủ nghĩa bá quyền, vì vậy, bất cứ điều gì mang lại lợi ích cho các bên đều được hoan nghênh. Có thể thấy trong tương lai các thực tế kinh tế như Hàn Quốc, Nhật Bản sẽ chú trọng đến kinh tế khu vực, tiếp tục nâng cao vị thế và gắn bó lợi ích kinh tế.

TL