Dado Banatao - chân dung Bill Gates phiên bản Philippine

09:31 23/07/2021

Dado Banatao được mệnh danh là Bill Gates phiên bản Philippine. Tuổi thiếu niên của ông có thể đầy rẫy những nghịch cảnh, nhưng điều đó không ngăn được ông vươn tới những tầm cao lớn hơn và theo đuổi mục tiêu của mình.

Dado Banatao sinh ngày 23/5/1946 tại một vùng hẻo lánh ở Iguig thuộc tỉnh Thung lũng Cagayan. Bố mẹ ông là Salvador Banato, một người nông dân, và Rosita Banatao, một bà nội trợ. Bản chất công việc của bố mẹ ông đã nói lên tất cả, ta có thể mường tượng được rằng Dado chỉ sống một cuộc đời giản dị, không xa hoa phù phiếm. Khi còn là một đứa trẻ, ông thậm chí chỉ đi chân đất trên con đường mòn dẫn tới trường tiểu học. 

Dado Banatao. Nguồn ảnh: Internet.
Dado Banatao. Nguồn ảnh: Internet.

Là một đứa trẻ có thiên khiếu, cùng với lòng nhiệt huyết của tận tụy của bố mẹ ông khi gửi ông đến trường, ông bước vào ngôi trường trung học Ateneo de Tuguegarao nhờ vào học bổng. Ông đã học rất tốt, nên khi tốt nghiệp trung học, ông liền được nhận vào Học viện Công nghệ Mapua. Ông can đảm chuyển đến Manila để theo đuổi ngành Kỹ thuật Điện. Niềm đam mê đã dẫn lối ông nâng cao vị thế kinh tế của ngành nghề, cùng với tình yêu đối với ngành Kĩ thuật, cuối cùng ông tốt nghiệp với loại bằng Xuất sắc nhất.

Sau khi tốt nghiệp, ông nhận được nhiều lời mời làm việc bao gồm cả từ công ty Meralco. Tuy nhiên, Dado đã từ chối lời mời đó. Tại sao? Vì ông nói rằng có rất nhiều công ty khác có thể đưa ra mức đãi ngộ tốt hơn. Thế nên, thay vào đó, ông đã ứng tuyển một khóa huấn luyện bay ở hãng hàng không Philippine Airlines. Ông vô cùng thích thú khi được làm việc ở đây, vì ngoài chế độ đãi ngộ tốt ra, ông còn học được rất nhiều điều thực tế mà ông không học được ở trường.

Ông biết đến Boeing khi ông còn đang là một học viên phi công, và ông đã không hề biết rằng gặp được công ty này sẽ thay đổi cuộc đời mình mãi mãi. Boeing là một công ty đa quốc gia, sản xuất, thiết kế và bán máy bay, tên lửa, máy bay cánh quạt và vệ tinh trên toàn thế giới. Hãng hàng không vi phạm bản quyền chế tác của ông, vì lẽ đó, ông đã tới Hoa Kỳ một chuyến và bén duyên với nơi đây. Là một người có tính linh hoạt, ông thấy bản thân mình càng yêu công việc và yêu ngành kĩ thuật hơn. Thế nên, ông theo đuổi ngành học cao hơn bao gồm Thạc sĩ Kĩ thuật và Khoa học máy tính ở Đại học Stanford vào năm 1972. Ông chỉ mới 26 tuổi vào thời điểm đó, và chắc chắn rằng thế giới đã mở rộng cho ông.

Sau khi hoàn thành bằng Thạc sĩ, ông chuyển qua một công ty khác nơi ông làm việc để thiết kế ra chiếc máy tính đầu tiên hoạt động dựa trên bộ vi xử lí 16 bit và vi mạch đơn. Chỉ vài năm sau đó, ông đã thiết kế và sáng tạo được Ethernet CMOS 10 MBit với bộ điều khiển liên kết dữ liệu silicon-coupler và chip thu phát theo Công nghệ SEEQ. Ban đầu, nó chỉ là một vấn đề mà hầu hết các tiền bối không thể giải quyết được, nên họ giao cho Dado sáng tạo, để kết nối các máy tính với nhau. Là một người có tiềm lực, tân tiến và thông minh, ông đã phát hiện ra rằng điều này là khả thi bằng cách sử dụng Ethernet CMOS 10 Mbit đầu tiên. Đó là một bước đột phá đối với ông vì từ đó, dường như cuộc sống của ông đã thay đổi 360 độ. 

Diosdado “Dado” Banatao, một doanh nhân và kĩ sư người Philippine. Nguồn:Internet
Diosdado “Dado” Banatao, một doanh nhân và kĩ sư người Philippine. Nguồn:Internet.

Với 500,000$ Mĩ tiền tài trợ vốn ban đầu trong tay, gồm hầu hết là từ những người bạn của mình, ông bắt đầu thành lập công ty riêng của mình. Công ty đầu tiên của ông là Mostrom được ông thành lập vào năm 1985. Đây là một công ty được thiết kế để phát triển các bộ vi mạch. Vì ông không có nhiều tiền vốn, ông phải mượn thiết bị từ một công ty lớn hơn. Vì điều kiện vật chất này mà ông phải làm việc vào cuối tuần. Sự kiên nhẫn và kiên trì là những người bạn thân nhất của ông lúc bấy giờ, vì như ông nói, việc sản xuất vi mạch mà không có điều kiện vật chất là không dễ dàng gì. Nhưng ông cũng đã có một đột phá khác khi công ty ông phát triển bộ vi mạch logic hệ thống cho PC-XT và PC-AT. Sự phát hiện của ông đã giảm giá thành của việc xây dựng máy tính cá nhân và khiến nó trở nên quyền lực.

Dado không dừng lại tại đó. Cũng trong năm đó, ông thành lập công ty thứ hai của mình, Chips and Technologies, nơi sáng tạo ra bộ vi mạch điều hợp đồ họa nâng cao. Công ty này là một thành công khổng lồ vì vào thời điểm doanh số bán hàng đầu tiên của nó tăng lên, Dado tặng nó cho công chúng và niêm yết cổ phiếu của nó trên thị trường chứng khoán. Vào năm 1996, công ty được mua lại bởi gã khổng lồ bán dẫn đa quốc gia Intel.

Nhưng kể cả trước khi Intel mua lại C&T, Dado cũng đã là một triệu phú theo như mong muốn của chính ông. Ông đã thành lập công ty thứ ba vài năm sau khi ông quyết định bán công ty thứ hai. Công ty thứ ba của ông có tên là S3 là một công ty tiên phong trong khái niệm bus cục bộ cho PC vào năm 1989 và cho ra mắt vi mạch gia tốc đầu tiên cho Windows vào năm 1990. Vào năm 1993, công ty này được xem là công ty công nghệ có lợi nhuận lớn thứ ba trên thế giới.

Nhìn lại, Dado đã sống với giấc mơ của mình vượt hơn cả kì vọng của ông đối với nó. Tất cả sự chăm chỉ, hi sinh và tất cả những lựa chọn của ông đã đưa ông trở thành một người tốt hơn, một người tốt hơn để đạt được khát vọng trong đời. Ngày hôm nay Dado Banatao vẫn đang quản lí rất nhiều doanh nghiệp của mình, dù ông đã 70 tuổi. Ông có Cielo Communications, SIRF Technology và Marvell Technology. Đây điều là những công ty được đánh giá cao không chỉ ở Mĩ mà còn là trên toàn cầu.

Thưởng thức trái ngọt từ sự lao động của mình, Dado hiện có 3 ngôi nhà ở Mĩ, bất động sản nghỉ dưỡng ở Lake Tahoe, và Sonoma San Francisco. Ông giờ cũng có xe hơi sang trọng và máy bay phản lực nhanh, thực sự nhanh hơn việc đi bộ bằng chân trần như những gì ông đã làm khi còn trẻ. Nhưng, bất chấp tất cả sự giàu có và danh tiếng ấy, Dado cũng vẫn chỉ là Dado mà thôi. Là một đứa trẻ lớn lên trong một gia đình nghèo khó, ông biết cảm giác là một sinh viên được nhận học bổng như thế nào. Vì vậy, để cống hiến cho cộng đồng của mình và giúp đỡ những đứa trẻ khác, ông đã lập ra một chương trình học bổng; Banatao Filipino American Fund hỗ trợ học sinh trung học Bắc California của Philippines theo đuổi chương trình giáo dục đại học về kỹ thuật. Ông cũng đã đóng góp xây dựng một trung tâm máy tính tại quê hương của mình, Iguig Cagayan Valley.

TH