Cảm lạnh và cảm cúm thường có triệu chứng gần giống nhau, nhưng chúng là hai bệnh khác nhau về nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng. Cảm lạnh phát bệnh từ từ, cảm cúm ồ ạt "Cảm lạnh từ cổ, cảm cúm toàn thân".
Cảm lạnh: Thường do một loại virus rhinovirus gây ra, lây lan trực tiếp hoặc qua không khí.
Triệu chứng: Hắt hơi, chảy mũi nước, nghẹt mũi xoang, đau họng nhẹ, ít khi sốt, đau đầu. (Các triệu chứng "từ cổ").
Tự khỏi sau 5 đến 7 ngày, ít gây biến chứng và can thiệp y tế.
Trong khi đó, cảm cúm do virus cúm Influenza gây ra, lây lan qua đường hô hấp, virus cúm tấn công dữ dội và nhanh chóng. Kèm theo sốt cao, đau đầu, đau cơ, ớn lạnh, ho khan, mệt mỏi toàn thân kéo dài. (Các triệu chứng "toàn thân"). Có thể gây biến chứng nặng như viêm phổi, suy hô hấp, đặc biệt ở người già, trẻ nhỏ hoặc người mắc bệnh mạn tính.
virus cúm, nhóm bệnh cảm lạnh và cảm cúm phổ biến mùa đông |
Thứ nhất, cần giữ vệ sinh cá nhân như rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt sau khi chạm vào các bề mặt công cộng. Che miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khuỷu tay hoặc khăn giấy.
Thứ hai, cần tăng cường sức đề kháng bằng cách ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung vitamin C từ trái cây như cam, quýt, kiwi... Thường xuyên duy trì thói quen tập thể dục nhẹ nhàng, ngủ đủ giấc để tăng khả năng miễn dịch.
Thứ ba giữ môi trường sống lành mạnh, đảm bảo giữ không gian sống sạch sẽ, thông thoáng, hạn chế ẩm thấp. Có thể sử dụng máy lọc không khí hoặc tạo độ ẩm nếu không khí quá khô.
Cuối cùng, tiêm vaccine đầy đủ theo quy định y tế.
Nhiều người hiểu nhầm giữa cảm lạnh và cảm cúm |
Khi mắc bệnh, bạn cần xử lý đúng cách để giảm triệu chứng, ngăn ngừa bệnh lây lan, nên bắt đầu bằng việc nghỉ ngơi và chăm sóc hỗ trợ. Hệ miễn dịch của bạn chính là những chiến binh dũng cảm để chống lại kẻ xâm lược virus. Còn bạn chỉ nên hộ trợ: Uống nhiều nước ấm, bổ sung nước từ trái cây hoặc trà thảo dược, giữ ấm cơ thể, đặc biệt vùng cổ và ngực.
Sử dụng thuốc giảm đau và hạ sốt như paracetamol nếu cần (theo hướng dẫn bác sĩ).
Đối với cảm cúm, cần gặp bác sĩ ngay nếu có dấu hiệu nghiêm trọng như sốt cao trên 39°C, khó thở, hoặc đau ngực. Sử dụng thuốc kháng virus, oseltamivir theo đơn bác sĩ; Hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh lây lan.
Đặc biệt lưu ý, không nên tự ý sử dụng kháng sinh vì cảm lạnh và cảm cúm đều do virus gây ra, chúng không chịu tác dụng của kháng sinh.
Những hiểu lầm thường gặp về cảm lạnh và cảm cúm Nhiều người vẫn có những quan niệm sai lầm về cảm lạnh và cảm cúm: 1. "Thời tiết lạnh là nguyên nhân chính gây ra bệnh": Sai. Bệnh do virus gây ra, tuy nhiên thời tiết lạnh làm sức đề kháng giảm, tạo điều kiện cho virus tấn công. 2. "Uống vitamin C nhiều sẽ chữa khỏi bệnh": Không đúng. Vitamin C chỉ hỗ trợ tăng cường miễn dịch, không thể chữa khỏi bệnh cúm 3. "Cúm không nguy hiểm, không cần tiêm phòng": Sai. Cúm có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở người lớn tuổi hoặc trẻ em. Hiểu rõ những hiểu nhầm này sẽ giúp bạn phòng bệnh hiệu quả hơn và tránh các sai lầm trong điều trị Cảm lạnh và cảm cúm là những bệnh phổ biến vào mùa đông nhưng có thể phòng ngừa hiệu quả bằng cách tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, giữ vệ sinh cá nhân, tiêm vaccine. Hãy chú ý chăm sóc bản thân và gia đình để có một mùa đông khỏe mạnh. |