Cách thuyết phục bản thân làm những việc khó

15:03 08/12/2021

Khi chúng ta mệt mỏi hoặc căng thẳng, bộ não của chúng ta muốn tiết kiệm năng lượng tinh thần và hướng chúng ta đưa ra quyết định một cách nhanh chóng. Bộ não đánh giá nỗ lực là tồi tệ bởi vì nỗ lực luôn đi kèm với công việc khó khăn nặng nhọc và chúng ta nhiều khả năng "đi theo linh tính của bản thân" thay vì xem xét cẩn thận tất cả các thông tin có sẵn. Vậy làm thế nào để chúng ta làm những điều khó khăn khi bộ não của chúng ta liên tục bảo chúng ta rằng hãy tránh nỗ lực? Bài viết đưa ra ba lời khuyên để giải quyết vấn đề này.

Cách thuyết phục bản thân làm những việc khó là cần thiết không chỉ cho nhà quản trị mà còn cho công nhân viên trong thời đại mới.
Cách thuyết phục bản thân làm những việc khó là cần thiết không chỉ cho nhà quản trị mà còn cho công nhân viên trong thời đại mới (Ảnh: Flipboard).

Hãy hỏi bất kỳ ai xem họ cảm thấy thế nào trong những ngày này và rất có thể họ sẽ trả lời bằng một số phiên bản của từ “kiệt sức”. Chúng tôi cảm thấy mệt mỏi khi phải hoạt động trong bối cảnh tương lai không chắc chắn. Chúng tôi cảm thấy mệt mỏi khi phải cân bằng giữa việc chăm sóc con cái với công việc. Chúng tôi mệt mỏi với tình trạng thiếu nhân sự và các vấn đề về chuỗi cung ứng. 

Khi chúng ta cảm thấy như vậy, bộ não muốn tiết kiệm năng lượng tinh thần bằng cách hướng sự tập trung của chúng ta đến những thông tin có thể nhớ và sẵn có nhất để giúp chúng ta đưa ra quyết định một cách nhanh chóng. Chúng ta thường làm điều này bằng cách nghe theo trực giác của mình và đưa ra những dự đoán tốt nhất trong khả năng của bản thân. 

Điều này được gọi là thiên vị do kinh nghiệm: làm những việc cảm thấy đúng hoặc vội vàng phán xét mà không xem xét đúng tất cả các biến số. Bộ não làm được điều này bởi vì việc xử lý các ý tưởng hiện có dễ dàng hơn nhiều so với những ý tưởng mới - một nguyên tắc trong tâm lý học được gọi là sự trôi chảy. Đó là lý do tại sao nếu bạn nói tiếng Tây Ban Nha thì việc học tiếng Ý sẽ dễ dàng hơn nhiều so với tiếng Nhật. Đó cũng là lý do tại sao theo giải thích của giáo sư tiếp thị Adam Alter thì nhiều người nghĩ rằng hai tờ tiền một đô la có giá trị hơn một tờ hai đô la trong khi 2 phương án trên có giá trị bằng nhau. 

Kết quả là nhiều người trong chúng ta có xu hướng làm những gì đơn giản mang cảm giác chủ quan là đúng theo một cách tự nhiên. Ví dụ như yêu cầu mọi người quay lại văn phòng vì bộ não của chúng ta có thể hình dung ra hoặc đưa ra giả định rằng mọi người đều muốn có một tuần làm việc mà lượng công việc trên kế hoạch tuần có thể hoàn thiện hết trong 4 ngày. Nguyên tắc Hedonic cũng phát huy tác dụng: Chúng ta có khuynh hướng hướng tới những thứ khiến chúng ta cảm thấy dễ chịu và tránh xa những thứ khiến chúng ta cảm thấy không thoải mái. Bộ não của chúng ta đánh giá nỗ lực là tồi tệ vì đó là công việc khó khăn. Những nếp nhăn ở não sẽ đưa ra những mặc định những gì mà chúng ta cảm thấy "bình thường" - các mạng lưới cho biết vị trí và cách di chuyển trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Những mạng lưới đó ăn sâu vào suy nghĩ đến nỗi khi chúng ta đi trên một con đường mới và đầy thử thách - bất kể con đường đó có là gì thì bánh xe của chúng ta sẽ mặc định quay trở lại những lối mòn đó.

Tuy nhiên, chúng ta biết rằng những hành động chăm chỉ có thể mang lại những lợi ích to lớn - những hành động có thể không lại lợi ích to lớn ngay trong một thời gian ngắn. Lấy việc bắt đầu một thói quen tập thể dục mới để phân tích thì chúng ta sẽ có một cái nhìn sâu sắc hơn. “Nếu tôi có thể chạy một dặm thì tôi sẽ có nhiều năng lượng hơn để chơi với những đứa trẻ nhỏ của mình” - điều đó tạo ra động lực để hành động. Hoặc có thể một bác sĩ nói với chúng tôi rằng đó là một yêu cầu để thay đổi lối sống hoặc một động lực thúc đẩy chúng tôi thực hiện một lối sống lành mạnh hơn bắt đầu bằng thói quen tập thể dục.

Vì vậy, làm thế nào để chúng ta làm những điều khó khăn khi bộ não của chúng ta liên tục nói với chúng ta rằng hãy tránh nỗ lực? 

Trước tiên, hãy giải quyết điều này khi chúng ta có tâm trạng tốt. Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy rằng khi mọi người buồn bã, họ sẽ ít cố gắng làm những việc khó hơn. Tuy nhiên, khi cảm thấy lạc quan, họ có nhiều khả năng sẽ thực hiện những nhiệm vụ khó khăn nhưng thiết yếu để cuối cùng làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Một cách để chúng ta có được suy nghĩ đúng đắn là thực hiện cái gọi là “đánh giá lại” trong đó chúng ta tạo ra sự thay đổi trong não bộ về cách chúng ta nhận thức một nhiệm vụ. Việc thẩm định lại có thể cực kỳ hiệu quả khi chúng ta chọn một từ hoặc cụm từ đơn giản, hấp dẫn để gắn vào nơi chúng ta muốn. Ví dụ: theo nghĩa đen, nói với chính mình: “Tôi sẽ cảm thấy tốt hơn khi tôi ghi lại quy trình mới này lên giấy nhớ và dán vào góc làm việc” có thể đủ để giúp bộ não của bạn thoát khỏi vòng lặp không hiệu quả. 

Thứ hai, chúng ta phải cung cấp cho bộ não của mình quyền tự chủ phù hợp. Khi chúng ta có một sự lựa chọn, bộ não của chúng ta thường muốn chọn mặc định một điều gì đó dễ dàng. Nhưng chúng ta có thể giảm thiểu phản ứng đó bằng cách thử thách bản thân đổi mới và cung cấp các động lực. Ví dụ, thay vì tranh luận xem nên lựa chọn lựa chọn nào lành mạnh cho bữa trưa, hãy tự hỏi bản thân: Tôi muốn món salad tươi này sẽ cung cấp cho tôi năng lượng hay chiếc bánh rán mà tôi cảm thấy buồn nôn sau khi ăn lần trước và khiến tôi buồn ngủ? Đặt vào bối cảnh công việc: Tôi có muốn thử nghiệm một công cụ quản lý dự án mới có thể giúp cho nhóm của tôi dễ dàng hơn vào tuần tới hay tôi muốn gắn bó với cùng một bảng tính mà một nhân viên cũ đã thiết lập từ lâu mà không ai trong chúng tôi cảm thấy tuyệt vời ở bất cứ mặt nào?"

Cuối cùng, chúng ta có thể hoàn thành những việc khó bằng cách thực hành các thói quen của một tư duy phát triển và chú ý khi khi chúng ta quay trở lại những cách suy nghĩ và hành vi cũ. Để phát triển các mô hình hoặc hệ thống cho phép hoặc ngăn cản các thói quen mới tồn tại cho bản thân thì sẽ hữu ích nếu có sự hỗ trợ của những người khác. Một cách để làm điều đó là chia sẻ những câu chuyện về sự cố gắng trong một bối cảnh nơi những nỗ lực được đánh giá cao ngang với kết quả. Ví dụ, một nhóm giám đốc điều hành gần đây đã sắp xếp các lịch họp của họ tránh buổi sáng để hoàn thành công việc của họ với chất lượng tốt nhất. Một số cá nhân phát triển suy nghĩ mạnh vào buổi sáng trong khi những người khác thích khoảng thời gian suy nghĩ có chiều sau là vào buổi chiều. Do đó một tháng sau khi thử nghiệm lên lịch, nhóm đã quyết định rằng biện pháp này không hoạt động tốt do múi giờ xung đột và chọn một chiến thuật khác: chỉ sắp xếp cho sáng thứ Hai không có cuộc họp. Bằng cách ghi nhận những tiến bộ đạt được bằng cách thử một thói quen mới, nhóm đã có thể tiếp tục những thử nghiệm những giải pháp mới thay vì chỉ quay lại những cách cũ.

Với tất cả mọi người thì làm những việc cảm thấy không thoải mái và thích công việc khó khăn có vẻ trái ngược với trực giác. Nhưng bằng cách hiểu những gì đang diễn ra trong não thì thay vì sử dụng trực giác bạn có thể cố gắng hoàn thành những việc khó và quản lý nỗi sợ hãi của mình tốt hơn.

Đức Nguyễn