Cách các công ty Singapore tạo ra lợi thế trong cuộc chiến giành nhân tài

17:50 06/06/2022

Các công ty ở Singapore cũng đang thực hiện các điều chỉnh khác đối với quyền lợi của nhân viên dưới dạng hỗ trợ sức khỏe tinh thần, tiền thưởng, chính sách làm việc linh hoạt và các hình thức khác.

Các công ty ở Singapore đang điều chỉnh tiền lương và tăng cường các phúc lợi về sức khỏe tâm thần, tiền thưởng, chính sách làm việc linh hoạt và hơn thế nữa.

Các công ty ở Singapore đang điều chỉnh tiền lương và tăng cường các phúc lợi về sức khỏe để giữ chân nhân tài. 

Trong một năm bình thường, các luật sư tại một trong bốn công ty luật địa phương hàng đầu của Singapore có thể nhận được mức tăng lương hàng năm từ 10% đến 15%.

Công ty cho biết nhân viên sẽ nhận được mức tăng lương lớn hơn trong năm nay, một cựu nhân viên nói với CNBC. Người này cho biết mức lương của anh ấy đã tăng 40% và việc tăng này không liên quan đến việc thăng chức.

Công ty luật đó không phải là công ty duy nhất ở Singapore điều chỉnh mức lương thưởng cho nhân viên. 

Công ty cho vay lớn nhất Đông Nam Á DBS nói với CNBC rằng họ đã tăng lương cho nhân viên vào giữa năm 2021. Công ty kế toán KPMG đã thông báo vào tháng 5 rằng công ty sẽ chi 25 triệu đô la Singapore (18,23 triệu đô la) để tăng lương.

SPH Media Trust, một nhà xuất bản tin tức và truyền thông, cũng cho biết gần đây họ đã tiến hành xem xét mức lương để đưa ra mức thù lao phù hợp với mặt bằng thị trường.

Trên bình diện toàn cầu, hai gã khổng lồ công nghệ Microsoft và Amazon cho biết họ sẽ tăng lương cho nhân viên của mình.

Cynthia Ang, giám đốc điều hành tại công ty tuyển dụng Kerry Consulting, cho biết mức tăng lương trung bình đã cao hơn đáng kể trong năm nay và các công ty đang trả một khoản phí cao để thu hút và giữ chân người lao động, đặc biệt nếu tài năng của họ khan hiếm trong một ngành công nghiệp, Cynthia Ang, giám đốc điều hành tại công ty tuyển dụng Kerry Consulting cho biết.

Những lợi ích mới

“Thị trường lao động Singapore chắc chắn đang hướng tới, hoặc đã xem xét các khía cạnh để giữ chân người tài bao gồm lương và lợi ích, điều này như một lợi thế giúp họ cạnh tảnh hơn đối với các thị trường mới nổi", Lewis Garrad, lãnh đạo Mercer tại Singapore cho biết.

Prudential Singapore đã trao cho mỗi nhân viên của mình số cổ phiếu trị giá 1.000 USD vào tháng 10 năm 2021. 

Vào tháng 2, Randstad Singapore đã bắt đầu cho phép nhân viên làm việc từ xa từ bất kỳ đâu trên thế giới trong tối đa bốn tuần mỗi năm, Daljit Sall, tổng giám đốc công nghệ của công ty tuyển dụng Randstad nói với CNBC.

Một nhân viên tại một công ty truyền thông địa phương cho biết năm nay nhiều người nhận được các khoản tiền lương và thưởng cao hơn những năm trước.

Safina Samian, một đối tác của cơ quan truyền thông cho biết, những nhân viên tại Finn Partners hiện có thể nhận được 5.000 đô la Singapore trong hai lần thanh toán nếu họ giới thiệu được một người mới vào làm và ở lại công ty ít nhất một năm. Tiền thưởng đó từng là 1.000 đô la Singapore. 

Finn Partners cũng cho nhân viên của mình 4 ngày nghỉ phép để chăm sóc sức khỏe, trợ cấp 100 đô la hàng năm cho đăng ký ứng dụng chăm sóc sức khỏe và nửa ngày nghỉ vào một ngày thứ sáu mỗi tháng, Samian cho biết.

Mọi người đang chứng kiến nhiều công ty tại Singapore chú tâm vào việc chăm sóc sức khỏe và tinh thần cho nhân viên như một nỗ lực để duy trì bộ máy nhân sự. 

Cuộc chiến thu hút nhân tài 

Một số công ty cho biết những lợi ích được cải thiện là một phần của nỗ lực giữ chân nhân tài rộng rãi nhằm đối phó với "xu hướng từ chức" vốn nổi lại kể từ khi đại dịch diễn ra trên toàn cầu. 

Một nhân viên cấp cao tại DBS cho biết ngân hàng đã điều chỉnh lương để giữ vững tinh thần và “để chúng tôi không bị thua trong cuộc chiến nhân tài hiện tại mà bạn thấy ở Singapore". 

Lee Yan Hong, người đứng đầu nhóm nhân sự của ngân hàng, xác nhận rằng việc tăng lương được thực hiện ”để đảm bảo rằng nhân viên của chúng tôi tiếp tục được trả mức lương cạnh tranh so với thị trường". 

Tương tự, một phát ngôn viên của SPH Media Trust cũng cho biết họ đã tăng lương “để duy trì tính cạnh tranh trong việc tuyển dụng và giữ chân nhân tài”.

Sall của Randstad Singapore cho biết chương trình làm việc từ xa của công ty đã được đón nhận nồng nhiệt và giúp giảm thiểu các yếu tố khiến nhân viên tìm kiếm công việc mới.

Nhưng không phải tất cả các công ty đều giải thích lý do của những thay đổi.

Một chuyên gia pháp lý nhận được mức tăng 40% nói với CNBC rằng công ty luật chỉ đơn giản nói rằng họ đang tiến hành đánh giá lương.

“Điều này có nghĩa là họ đang cố găng đưa ra mức lương hấp dẫn hơn để củng cố vai trò của nhân viên trong nội bộ công ty, và đồng thời có thể thu hẹp khoảng cách với các công ty nước ngoài", vị chuyên gia này suy đoán, mặc dù ông không có bằng chứng để chứng minh nó.

Ngành luật chứng kiến ​​kỷ lục 538 luật sư rời bỏ nghề vào năm 2021 - tăng 30% so với năm trước, Adrian Tan, Chủ tịch Hiệp hội Luật sư Singapore cho biết vào tháng 1.

Thị trường việc làm trở nên cạnh tranh

Các đánh giá gần đây về tiền lương và phúc lợi diễn ra trong bối cảnh thị trường việc làm cạnh tranh ở Singapore, cho dù các công ty có giải thích lý do tiến hành chúng hay không.

Ông Garrad của Mercer cho biết: “Chúng tôi đang ở trong một thị trường lao động cực kỳ eo hẹp. Ông chỉ ra rằng Singapore trước đây đều phải phụ thuộc vào nhân tài từ nước ngoài và Covid-19 đã gây khó khăn trong việc thu hút những người lao động như vậy trong hai năm qua.

Mặc dù dữ liệu chính thức cho thấy Singapore không bị ảnh hưởng nặng nề bởi "xu hướng từ chức" vôn đang diễn ra, nhưng có khả năng các ngành khác nhau với các doanh thu khác nhau sẽ ẩn chứa nhiều thay đổi.

Ông nói thêm: "Một số lĩnh vực như khoa học đời sống và công nghệ đang ngày càng cần có nhiều nhân tài và điều đó đang tạo ra một môi trường cạnh tranh trong việc thu hút ứng viên tiềm năng. Do vậy, nhiều công ty cần hành động ngay từ bây giờ". 

Theo dữ liệu của chính phủ , tỷ lệ từ chức của các giám đốc điều hành đạt mức cao nhất trong 10 năm là 9,9% vào năm ngoái .

Hôm Chủ nhật (5/6), Bộ phận Dịch vụ Công cộng của Singapore thông báo rằng 23.000 nhân viên sẽ được tăng lương từ 5% đến 14%, theo báo cáo của các phương tiện truyền thông.

Liệu mức lương có phải quan trọng nhất trong việc giữ chân nhân tài?

Các nỗ lực giữ chân nhân viên liệu có hiệu quả như thế nào? Nhân viên cấp cao của DBS cho biết việc điều chỉnh lương đã “bắt nguồn từ xu hướng từ chức xuất hiện gần đây".

Một nhân viên tại SPH Media Trust, người đã được tăng lương 20%, cho biết cô ấy không quá vội vàng để tìm kiếm một công việc mới ngay bây giờ vì mức lương của cô ấy đã cao hơn. Nhưng dường như không phải lúc nào mức lương cũng là quan trọng nhất. 

Một luật sư giấu tên, người đã nhận được mức tăng 40% cho biết anh ta đã rời bỏ công việc “để tìm kiếm những nơi có giờ làm việc tốt hơn”.

Nhân viên tại một công ty truyền thông địa phương, người đã chứng kiến mức lương tăng khoảng 40%, cho biết anh ấy vẫn sẽ tìm kiếm một công việc mới với vai trò mới vì muốn thăng tiến sự nghiệp. Nhưng anh ấy thừa nhận rằng sẽ khó khăn hơn để tìm một giải pháp thay thế hấp dẫn hơn so với mức lương của anh ấy hiện tại. 

Tương lai phía trước sẽ thế nào?

Tuy nhiên, cạnh tranh gay gắt về lương có thể không bền vững về lâu dài, Garrad của Mercer cho biết.

Ông nói, một số công ty đã bắt đầu rút lại các khuyến khích tài chính cho tất cả các vai trò trong công ty.

“Một số hiện đang bắt đầu xem xét tình trạng đóng băng tuyển dụng trong tổ chức của họ để ngăn chặn nguy cơ suy thoái,” ông nói.

Tuy nhiên, những lợi ích được đưa ra trong đại dịch Covid sẽ vẫn quan trọng và có thể trở thành tiêu chuẩn tuyển dụng sau này. 

Các công ty không cung cấp quyền lợi sắp xếp giờ giấc công việc linh hoạt hoặc không mang tới những quyền lợi đặc biệt có thể mất nhân viên tiềm năng.

Các quyền lợi như bảo hiểm y tế, giờ làm việc linh hoạt có thể là một phần đóng góp vào việc xây dựng văn hóa cho một công ty. Những cạnh tranh về văn hóa công ty đang ngày một trở nên phổ biến trong cạnh tranh thu hút ứng viên tiềm năng tại thị trường Singapore. 

Bảo Bảo