Các nỗ lực của Tổng thống Joe Biden đang 'siết chặt' lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc

15:01 01/07/2021

Tổng thống Joe Biden gần đây đã rút lại lệnh cấm đối với WeChat và TikTok do người tiền nhiệm Donald Trump thông qua trước đây. Đối với những người chỉ trích Biden, động thái này được nhiều người cho là để ám chỉ một cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn đối với các công ty công nghệ Trung Quốc. Nhưng quan điểm đó gần như chắc chắn là sai lệch.

Biểu tượng của WeChat và TikTok: số phận của hai ứng dụng Trung Quốc vẫn chưa chắc chắn. © Reuters

Biểu tượng của WeChat và TikTok: số phận của hai ứng dụng Trung Quốc tại Mỹ vẫn chưa chắc chắn. Ảnh: Reuters.

Số phận của hai ứng dụng Trung Quốc WeChat và Tiktok vẫn chưa có gì có thể đảm bảo. Quan trọng hơn là cơ chế quản lý mới của Biden về dữ liệu và công nghệ có vẻ sẽ chặt chẽ hơn và có khả năng cứng rắn hơn đối với Trung Quốc so với các quy tắc mà họ thay thế.

Trở lại tháng 8 năm 2020, Trump đưa ra lệnh cấm cả WeChat và TikTok như một phần của loạt biện pháp nhằm chống lại các mối đe dọa an ninh rõ ràng từ các công ty Trung Quốc hoạt động tại Hoa Kỳ.

TikTok đã bác bỏ mạnh mẽ những cáo buộc như vậy và tiếp tục ngăn chặn thành công lệnh của Trump trước tòa. Do đó, sau khi nhậm chức, Biden đến Nhà Trắng để xem xét lại các khung chính sách nghe có vẻ cứng rắn nhưng vô vọng về mặt pháp lý đang nằm trên bàn làm việc của mình

Vào ngày 9 tháng 6, chính quyền Biden đã bác bỏ các lệnh của Trump. Thay vào đó, họ đã xem xét cách các ứng dụng do "đối thủ nước ngoài" điều hành có thể gây ra rủi ro bảo mật nào đối với dữ liệu người dùng Mỹ. Điều này hiện nhận được sự vào cuộc của một loạt các đánh giá khác, bao gồm một đánh giá trên TikTok do Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Hoa Kỳ (CFIUS) điều hành.

Điều quan trọng hơn là Biden đã không loại bỏ các lệnh điều hành khác do Trump ký đã đặt ra sự khởi đầu của một cách tiếp cận quy định mới đối với các luồng dữ liệu và chuỗi cung ứng công nghệ liên kết với Trung Quốc. Nhóm của Biden đã lặng lẽ chấp nhận gần như tất cả những điều này, ngay cả khi sự đảo ngược của TikTok và WeChat của họ đã gây được chú ý.

Biden đến Nhà Trắng để xem xét lại các khung chính sách nghe có vẻ cứng rắn nhưng vô vọng về mặt pháp lý đang nằm trên bàn làm việc của mình
Biden đến Nhà Trắng để xem xét lại các khung chính sách nghe có vẻ cứng rắn nhưng vô vọng về mặt pháp lý đang nằm trên bàn làm việc của mình.

Giờ đây, Biden có vẻ sẽ thúc đẩy một bộ quy tắc mới điều chỉnh công nghệ, dịch vụ thông tin và truyền thông liên kết với nước ngoài, hay còn gọi là ICTS. Chế độ ICTS mới này có khả năng trao cho Bộ Thương mại Hoa Kỳ các quyền hạn sâu rộng để thiết lập một quy trình xem xét mới, rộng rãi giống như CFIUS, trong số những thứ khác có thể kiểm tra rủi ro của dữ liệu chảy đến và đi từ nước ngoài.

Mục đích cơ bản là cung cấp cái mà Nhà Trắng gọi là "khung quyết định dựa trên tiêu chí và phân tích có bằng chứng nghiêm ngặt" để nhắm mục tiêu các ứng dụng nước ngoài dựa trên quốc gia xuất xứ của chúng. Nói cách khác, họ muốn có một quy trình có thể hạn chế hoặc cấm các ứng dụng như TikTok nhưng không bị gia sức ngăn chặn trước tòa.

Chính xác thì những quy tắc mới này sẽ phát triển như thế nào vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng. Một đánh giá khác do nhóm của Biden thiết lập đã yêu cầu Bộ Thương mại quay lại với kế hoạch phát triển các quy tắc ICTS.

Tuy nhiên, hướng đi dường như đủ rõ ràng. Nhà phân tích chính sách công nghệ Paul Triolo tại Eurasia Group nhận định: “Các công ty công nghệ Trung Quốc có thể đã hoan nghênh các quy tắc của Biden, nhưng họ có thể gặp khó khăn hơn cả khi còn dưới quyền Trump. Trung Quốc dường như không nhận ra điều gì sắp xảy ra, ho cần phải nỗ lực trong việc tổ chức tốt để không bị đổ vỡ trước thách thức pháp lý."

Dù Trung Quốc nghĩ gì, các công ty công nghệ của Mỹ đều không hài lòng. Các quy tắc ICTS tiềm năng có thể đặt ra các giới hạn đối với một loạt các hoạt động liên quan đến việc mua lại hoặc sử dụng các công nghệ nước ngoài, điều mà Thung lũng Silicon muốn tránh xa. Cũng có nguy cơ rủi ro kép, có nghĩa là các giao dịch công nghệ trong tương lai liên quan đến các công ty nước ngoài có thể phải trải qua cả quy trình CFIUS hiện tại và chế độ ICTS mới này.

Nhóm của Biden hiện tiếp tục thuyết phục các đồng minh ở châu Âu và các nơi khác để trở thành liên minh công nghệ chống Trung Quốc. 

Nhưng cũng có những thách thức khác, đặc biệt là việc Hoa Kỳ thiếu một cơ chế pháp lý chặt chẽ để quản lý dữ liệu. Thực tế là Washington không nằm trong mạch các quy tắc Quy định chung về bảo vệ dữ liệu của châu Âu rõ ràng khiến cho việc sử dụng các quy tắc đó để nhắm mục tiêu bất hợp pháp của Trung Quốc trở nên khó khăn hơn.

Nhìn rộng hơn, quá trình ICTS này có vẻ là một bức tranh toàn cảnh bao quát các quy tắc gây áp lực lên Trung Quốc. Một số có thể nhắm mục tiêu đến các yêu cầu công nghệ cụ thể, chẳng hạn như ngừng truy cập vào các chất bán dẫn tiên tiến. Những quy định cũng hạn chế các công ty Mỹ muốn sử dụng công nghệ Trung Quốc như một phần trong chuỗi cung ứng của họ, đặc biệt nếu các công ty đó có liên kết với quân đội Trung Quốc theo bất kỳ cách nào.

Cuối cùng, vẫn còn cơ hội để TikTok và WeChat hoạt động tại Hoa Kỳ, mặc dù họ sẽ phải đối mặt với sự đón nhận không mấy thiện cảm. Thay vì nghĩ rằng các quy định cản trở lĩnh vực công nghệ Trung Quốc sẽ chậm lại dưới thời Biden, thì dường như điều này có vẻ sẽ ngày một tăng tốc. 

Bảo Bảo (Theo Nikkei Asia)