Bộ KH&ĐT đề xuất giải pháp mới để "cứu" doanh nghiệp

15:55 18/06/2021

Bộ KH&ĐT đề xuất nhóm chính sách về tái cơ cấu nợ vay và hỗ trợ lãi suất vay. Cụ thể, Bộ KH&ĐT đề xuất NHNN khẩn trương ban hành thông tư sửa đổi, bổ sung nhằm cho phép việc cơ cấu nợ vay, giãn nợ vay đối với các khoản nợ phát sinh trong năm 2020-2021 và không chuyển nhóm nợ cho đến hết 31/12/2021.

Trong 5 tháng đầu năm 2021, cả nước có tới 59.800 doanh nghiệp (DN) biến mất.Tính trung bình, mỗi ngày có tới 400 DN rút lui khỏi thị trường. Trên cơ sở kiến nghị của DN, dự báo tình hình diễn biến của dịch bệnh COVID-19 trong nước và quốc tế, khả năng mở cửa biên giới của một số quốc gia và khu vực trên thế giới, Bộ KH&ĐT đề xuất nhiều nhóm giải pháp.

Cụ thể, Bộ KH&ĐT đề xuất nhóm chính sách về tái cơ cấu nợ vay và hỗ trợ lãi suất vay. Cụ thể, Bộ KH&ĐT đề xuất NHNN khẩn trương ban hành thông tư sửa đổi, bổ sung nhằm cho phép việc cơ cấu nợ vay, giãn nợ vay đối với các khoản nợ phát sinh trong năm 2020-2021 và không chuyển nhóm nợ cho đến hết 31/12/2021. 

Bộ KH&ĐT đề xuất giải pháp mới để
Bộ KH&ĐT đề xuất giải pháp mới để "cứu" doanh nghiệp.

Bộ KH&ĐT cũng đề xuất NHNN chỉ đạo hệ thống ngân hàng áp dụng các giải pháp hỗ trợ về vốn cho DN như giảm từ 3% đến 5% lãi suất cho vay; cơ cấu lại thời hạn trả nợ; giữ nguyên nhóm nợ; cho DN vay mới để bổ sung vốn lưu động khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.

Theo đại diện Bộ KH&ĐT, Bộ đề xuất NHNN nghiên cứu trình Chính phủ ban hành cơ chế hỗ trợ lãi suất khoảng 4% cho khoản vay tín dụng trong năm 2021-2023 để giúp các hãng hàng không tư nhân giải quyết thanh khoản, duy trì nguồn lực hoạt động và phát triển. Bộ KH&ĐT kiến nghị NHNN mở rộng đối tượng được giảm 2% lãi suất cho vay trực tiếp, cho vay gián tiếp theo hướng cho DN nhỏ và vừa, DN bị tác động trực tiếp nặng nề bởi dịch bệnh như hàng không, du lịch, khách sạn, vận tải được tiếp cận.

PV