Bình Dương và chiến lược hạ tầng giao thông đi trước tạo đột phá

11:05 29/11/2022

Thực hiện sứ mệnh “giao thông đi trước mở đường”, chiến lược hạ tầng giao thông đi trước một bước làm đòn bẩy phát triển mà tỉnh Bình Dương đã thực hiện rất hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh phát triển nhanh trong thời gian qua.

Tỉnh Bình Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, không có cảng hàng không, cảng sông quốc tế nên Bình Dương thuộc nhóm các tỉnh, thành phố không có lợi thế trong việc phát triển hạ tầng giao thông, phát triển hậu cần, thương mại kết nối quốc tế. Tuy nhiên, Bình Dương lại có vị trí tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh, là cửa ngõ kết nối tỉnh Bình Phước, các tỉnh Tây Nguyên, các khu công nghiệp phía Tây – Bắc Củ Chi, nên dễ dàng kết nối đến các cảng biển, cảng sông và sân bay quốc tế. Do đó hệ thống hạ tầng giao thông của Bình Dương không những đáp ứng nhu cầu vận chuyển của tỉnh mà còn phải đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa của khu vực. 

Bình Dương vẫn đang là một khu vực luôn đi trước trong việc đầu tư các dự án giao thông. Với tiêu chí xây dựng nên tảng hạ tầng giao thông đồng bộ, vững chắc.
Bình Dương vẫn đang là một khu vực luôn đi trước trong việc đầu tư các dự án giao thông. Với tiêu chí xây dựng nên tảng hạ tầng giao thông đồng bộ, vững chắc.

Trong những năm qua, với quan điểm hạ tầng giao thông đi trước tạo đột phá, tỉnh Bình Dương đã huy động nhiều nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, nhiều dự án hoàn thành đã phát huy hiệu quả, như: dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 13 từ cầu Vĩnh Bình, giáp ranh TP Hồ Chí Minh đến cầu Tham Rớt, giáp ranh tỉnh Bình Phước; dự án nâng cấp đường ÐT 743B đoạn Miếu Ông Cù - Ðông Tân; dự án nâng cấp, mở rộng đường ÐT 741 kết nối đến tỉnh Bình Phước; dự án nâng cấp, mở rộng cầu Phú Cường và đường Huỳnh Văn Cù kết nối với TP Hồ Chí Minh; dự án nâng cấp, mở rộng đường ÐT 747 đoạn từ cầu Ông Tiếp đến cầu Rạch Tre, phường Uyên Hưng và Tỉnh lộ 11, kết nối về hướng Ðồng Nai; dự án nâng cấp quốc lộ 1K...

Bên cạnh đó, chủ động trong đầu tư giao thông kết nối với các tỉnh, thành phố khác, tỉnh Bình Dương đã làm cầu Phú Cường từ Bình Dương qua huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh; phía TP Hồ Chí Minh làm cầu Phú Long qua Bình Dương, hai cầu này vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho hai địa phương, vừa góp phần kết nối vùng thuận lợi. 

Chiến lược hạ tầng giao thông đi trước một bước làm đòn bẩy phát triển mà tỉnh Bình Dương đã thực hiện góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh phát triển nhanh trong thời gian qua.
Chiến lược hạ tầng giao thông đi trước một bước làm đòn bẩy phát triển mà tỉnh Bình Dương đã thực hiện góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh phát triển nhanh trong thời gian qua.

Đáng chú ý nhất là tuyến Mỹ Phước - Bàu Bàng, được thiết kế theo chuẩn đường đô thị, vận tốc 80km/giờ, mặt đường 61m với 10 làn xe có đầy đủ hệ thống hạ tầng: điện, cấp thoát nước, viễn thông, cây xanh, vỉa hè, dải phân cách giữa. Đây là một trong những tuyến đường rộng nhất của tỉnh và được xem như điểm nhấn kiến trúc trong phát triển công nghiệp - đô thị của thị xã Bến Cát và Bàu Bàng; là chuỗi giao thông liên kết các KCN - đô thị từ phía Bắc đến phía Nam của tỉnh; đồng thời mở ra hướng kết nối giao thông liên vùng từ biên giới Campuchia qua đường Hồ Chí Minh về Chơn Thành (Bình Phước), Bình Dương và ra các cảng nước sâu tại TPHCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, sân bay quốc tế Long Thành trong tương lai. 

Bên cạnh đó, tuyến Mỹ Phước - Bàu Bàng tạo lực để trục Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng được thúc đẩy sớm hoàn thành, sẽ là trục liên kết giữa 3 huyện thông qua các trục chính, như: ĐT 746, ĐT 741, ĐT 750, ĐH 502, nhất là kết nối thông suốt với huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước. Từ đó tạo điều kiện rút ngắn thời gian đi lại, giảm chi phí vận chuyển hàng hóa về các đầu mối giao thông quan trọng; đồng thời giúp thu hút đầu tư, nhất là đầu tư trực tiếp nước ngoài lên khu vực này. 

Ngoài ra, những tuyến đường đi qua tỉnh như Vành đai 3, Vành đai 4 được Trung ương quy hoạch, tuy nhiên tỉnh đã chủ động làm trước đoạn đi qua Bình Dương. Nhờ vậy, đến nay tỉnh Bình Dương có hệ thống hạ tầng giao thông tương đối đồng bộ, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Mặt khác, trong lĩnh vực giao thông - vận tải, Bình Dương triển khai hệ thống xe buýt Becamex Tokyu sử dụng nhiên liệu sạch (khí CNG); thu phí tự động không dừng trên quốc lộ 13. Tỉnh cũng lập dự án phát triển hạ tầng giao thông và tuyến xe buýt nhanh (BRT) thành phố mới Bình Dương - Suối Tiên. Tuyến BRT này sẽ kết nối các đô thị Dĩ An, Thuận An, Thủ Dầu Một, thành phố mới Bình Dương với TP HCM. 

Trong những năm qua, kết cấu hạ tầng giao thông của tỉnh Bình Dương phát triển cả về chất lượng lẫn quy mô.
Trong những năm qua, kết cấu hạ tầng giao thông của tỉnh Bình Dương phát triển cả về chất lượng lẫn quy mô.

Tiếp tục chiến lược hạ tầng giao thông đi trước tạo đột phá

Theo UBND tỉnh Bình Dương, việc phát triển hạ tầng giao thông thời gian tới được chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 2021-2025, tỉnh Bình Dương tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp mở rộng, từng bước khắc phục ùn tắc giao thông trên các tuyến giao thông huyết mạch, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là các tuyến đường kết nối Vùng, đồng thời tiếp tục phát triển hạ tầng giao thông đô thị gắn với chỉnh trang đô thị. Trong đó có tuyến nâng cấp mở rộng tuyến Quốc lộ 13, đường Mỹ Phước Tân Vạn nối dài, đường tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo - Bàu Bàng, Vành đai 3, Vành đai 4 (giai đoạn1)…

Giai đoạn 2025-2030, sẽ hoàn thành cơ bản việc nâng cấp, mở rộng các tuyến đường giao thông huyết mạch của tỉnh, từng bước xây dựng các cầu vượt, giao lộ khác mức để nâng cao năng lực thông hành trên các tuyến đường huyết mạch như: xây dựng nút giao Sóng Thần, các dự án đường ven sông, xây dựng cầu Tân An kết nối huyện Củ Chi (TP.HCM)…

Giai đoạn sau năm 2030 và định hướng đến năm 2045, tập trung đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông Bình Dương. Đồng thời, nâng cao năng lực lập, triển khai và quản lý quy hoạch, đảm bảo phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, trong đó tập trung đầu tư hệ thống đường trên cao, các nút giao khác mức liên thông trên các tuyến đường huyết mạch của tỉnh, đa dạng hóa các phương thức, các loại hình giao thông trên địa bàn tỉnh. 

Bình Dương đang tiếp tục chiến lược hạ tầng giao thông đi trước tạo đột phá.
Bình Dương đang tiếp tục chiến lược hạ tầng giao thông đi trước tạo đột phá.

Cụ thể, đường bộ hoàn thành các dự án giao thông trục Bắc – Nam, Đông – Tây mang tính liên kết vùng theo quy hoạch của Trung ương đã được triển khai ở giai đoạn trước, tiếp tục đầu tư phát triển đường trên cao, nút giao khác mức liên thông trên các giao thông huyết mạch.

Bên cạnh đó, đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông kết nối các trung tâm logistic, các cảng cạn (ICD), các bến bãi, điểm trung chuyển hàng hóa; xây dựng, hoàn thành và đưa vào sử dụng hệ thống giao thông thông minh tỉnh Bình Dương, chuyển đổi số trong quản lý giao thông vận tải.

Đầu tư và kêu gọi đầu tư hoàn thiện các đường giao thông kết nối với cảng thủy nội địa, tạo điều kiện thuận lợi kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng hệ thống cảng thủy nội địa đảm bảo quy mô theo quy hoạch.

Phấn đấu xây dựng và đưa vào vận hành dự án kéo dài tuyến Đường sắt đô thị số 1 từ ga Suối Tiên (TP.HCM) đến phường Bình Thắng (TP.Dĩ An), tạo tiền đề xây dựng hoàn thiện hệ thống đường sắt đô thị của tỉnh theo quy hoạch, da dạng hóa phương thức vận tải hành khách công cộng; kêu gọi nhà đầu tư và xây dựng hoàn thành tuyến đường sắt công nghiệp từ Khu công nghiệp Bàu Bàng đến cảng Cái Mép – Thị Vải

Hoàng Thu