Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung: Đắk Lắk quyết tâm tạo đột phá thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển
- 71
- Vấn đề
- 23:05 24/01/2022
DNHN - Năm 2021 là năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVII, cũng là năm tỉnh Đắk Lắk phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắk đã đoàn kết, đồng lòng từng bước vượt qua khó khăn, thách thức để hoàn thành “mục tiêu kép”.
Năm 2021, tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều nỗ lực công tác cải cách hành chính, xây dựng chính quyền số, trong đó lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm. Xin ông cho biết, công tác này được Đảng bộ tỉnh quan tâm chỉ đạo như thế nào và đạt được những kết quả ra sao?
Ông Nguyễn Đình Trung: Tỉnh ủy thường xuyên quan tâm chỉ đạo UBND tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan chủ động, tích cực thực hiện các giải pháp phù hợp về cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính gắn với ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền số. Trong đó, Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 02/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” đã xác định tập trung,chủ động thực hiện chuyển đổi số, là đột phá “đi tắt”, “đón đầu” trong phát triển mọi mặt. Theo đó, các cấp, các ngành phải có nhận thức đầy đủ về chuyển đổi số để quyết tâm đổi mới tư duy và hành động. Để lãnh đạo toàn diện công tác cải cách hành chính trong toàn Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 17-CT/TU, ngày 24/11/2021 về “Đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”; trong đó, xác định nhiệm vụ xây dựng các nền tảng, phát triển hạ tầng số hiện đại, đồng bộ, ứng dụng công nghệ thông tin sâu rộng nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử tiến tới Chính quyền số, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, tổ chức của tỉnh.
Bên cạnh đó, thực hiện chỉ đạo của Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã giao Văn phòng Tỉnh ủy xây dựng dự thảo Kế hoạch, xin ý kiến các cơ quan chuyên môn và tiếp thu, hoàn chỉnh, ban hành Kế hoạch số 55-KH/TU, ngày 20/12/2021 về “Ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Đảng tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2021-2025” để nâng cao năng lực, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin để thực hiện mục tiêu cải cách hành chính trong Đảng, triển khai đồng bộ, hiệu quả với khối chính quyền trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh.

Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tập trung nguồn lực phòng, chống dịch và thích ứng với tình hình mới, các cấp, các ngành, các địa phương đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong thưc thi công vụ. Dịch vụ công trực tuyến phát triển, hỗ trợ phục vụ tốt các cơ quan, đơn vị thực hiện chế độ làm việc qua môi trường mạng. Tỷ lệ văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước của đơn vị hoàn toàn dưới dạng điện tử đạt 100%. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ đạt trên 20%; 100% thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; 47,6% thủ tục hành chính được tiếp nhận và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích. Đặc biệt, Trung tâm quản lý, điều hành đô thị thông minh của tỉnh (IOC) bắt đầu vận hành đã đem lại những kết quả tích cực trong thực hiện mục tiêu xây dựng chính quyền số, đô thị thông minh của tỉnh.
Phát triển kinh tế phải đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, quan điểm này được tỉnh Đắk Lắk quán triệt và thực hiện như thế nào, nhất là trong năm vừa qua, những đối tượng yếu thế trong xã hội chịu ảnh hưởng khá nặng nề của dịch COVID-19, thưa ông?
Ông Nguyễn Đình Trung: Trong năm, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện như Chỉ thị số 08-CT/TU, ngày 19/02/2021 về “Quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận số 92-KL/TW, ngày 05/11/2020 của Bộ Chính trị”; Chỉ thị số 18-CT/TU, ngày 25/11/2021 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về công tác dân tộc trong giai đoạn 2021-2030”…
Tập trung rà soát, triển khai kịp thời các chính sách, giải pháp hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng của COVID-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức phát động vận động kinh phí mua vắc-xin, các trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; đến hết tháng 11/2021 đã vận động, tiếp nhận được hơn 35 tỷ đồng. Đã phân bổ nguồn kinh phí nói trên đến Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức, đơn vị phục vụ cho công tác phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh, các đoàn công tác của tỉnh đi hỗ trợ lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch và người dân gặp khó khăn do bị ảnh hưởng đại dịch COVID-19 với số tiền hơn 28 tỷ đồng.
Tuy chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực do đại dịch COVID-19 gây ra nhưng các chính sách có liên quan, góp phần bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn. Đã hỗ trợ cho 3.818 người sử dụng lao động (bao gồm cả hộ kinh doanh), 63.828 người lao động với tổng số tiền hơn 44,7 tỷ đồng; thực hiện chi trả cho 2.990 người sử dụng lao động, 57.872 người lao động với tổng số tiền hơn 33 tỷ đồng; kịp thời cấp, phát gạo cứu đói cho 9.981 hộ, 35.626 khẩu với 534,39 tấn từ nguồn dự trữ quốc gia, dùng ngân sách địa phương để cứu đói cho 1.019 hộ, 3.933 khẩu với 58,995 tấn gạo, kinh phí khoảng 825 triệu đồng. Đồng thời, đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm hỗ trợ 1.014,585 tấn gạo cho tỉnh để cứu đói cho 18.326 hộ, 67.639 khẩu trong những tháng cuối năm 2021.
Thực hiện Phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” vàchương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững trong năm 2021, Quỹ “Vì người nghèo” của tỉnh đã hỗ trợ sửa chữa 43 căn nhà, xây dựng mới 291 căn nhà đại đoàn kết cho người nghèo. Nhằm đảm bảo chăm lo Tết cho người nghèo trong tỉnh với phương châm không để hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn nào không có Tết, các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh đi thăm, tặng quà Tết cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trong tỉnh với 16.292 suất quà, trị giá hơn 6,2 tỷ đồng.
Công tác giải quyết việc làm được chú trọng thực hiện thông qua các hoạt động hỗ trợ trực tiếp cho người lao động; công tác dạy nghề nhất là đào tạo nghề cho lao động nông thôn tiếp tục được quan tâm triển khai. Việc thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững tiếp tục có những kết quả rất tích cực, dự kiến năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,75%; hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm 3-4%, đạt kế hoạch đề ra. Việc tổ chức dạy học trực tiếp trên địa bàn tỉnh được thực hiện linh hoạt theo các cấp độ dịch; đồng thời, quan tâm hỗ trợ thiết bị học trực tuyến cho đối tượng học sinh hộ nghèo, hộ cận nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn của tỉnh theo Chương trình “Sóng và máy tính cho em” với hơn 4,3 tỉ đồng để thuận lợi trong công tác tổ chức dạy học trực tuyến.
Thưa ông, dự báo năm 2022, dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk đã đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như thế nào để vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa thúc đẩy quá trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo nền tảng vững chắc cho những năm tiếp theo? Nhiệm vụ nào là đột phá?
Ông Nguyễn Đình Trung: Dự báo năm 2022, dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; ảnh hưởng đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Để thực hiện nhiệm vụ vừa phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả, vừa thúc đẩy quá trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo nền tảng vững chắc cho những năm tiếp theo, Tỉnh ủy Đắk Lắk đề ra một số mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như sau:
Lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 128/NQ-CP, ngày 11/10/2021 của Chính phủ, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương với phương châm “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19” tạo điều kiện để khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, an dân, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Tiếp tục đẩy mạnh quán triệt, tuyên truyền sâu rộng trong Đảng bộ, các tầng lớp nhân dân về Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và các Nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy đã ban hành. Tập trung các giải pháp dài hạn, tái cơ cấu nền kinh tế, nhằm hướng tới tăng trưởng cao và bền vững. Triển khai thực hiện quyết liệt Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 02/4/2021 của Tỉnh ủy về “Chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” và Kế hoạch của UBND tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk, xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Chủ động đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh, tái cấu trúc doanh nghiệp gắn với chuyển đổi số; nâng cao năng lực, sức cạnh tranh. Xây dựng kế hoạch kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, người lao động bị ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp - xây dựng, công nghiệp chế biến sâu, công nghiệp có lợi thế cạnh tranh.
Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành Trung ương liên quan thống nhất cơ chế đặc thù cho Thành phố Buôn Ma Thuột, phấn đấu đến tháng 5/2022 báo cáo Chính phủ trình Quốc hội thông qua. Quan tâm đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, công trình trọng điểm phục vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 19/4/2021 của Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 67-KL/TW, ngày 16/12/2019 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 103/NQ-CP, ngày 09/7/2020 của Chính phủ.
Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; chỉ đạo sản xuất nông nghiệp theo hướng chất lượng cao, bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Chú trọng phát triển du lịch và các dịch vụ tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh phù hợp với tình hình dịch bệnh COVID-19.
Gắn kết hài hoà, hợp lý giữa phát triển kinh tế với văn hóa, xã hội; giữ gìn, phát huy giá trị bản sắc văn hoá dân tộc, chú trọng thực hiện chính sách người có công, bảo trợ xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số; tổ chức chu đáo, hiệu quả các hoạt động hỗ trợ, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần - 2022. Tập trung phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hội nhập quốc tế và yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng; tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII, khóa XIII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Nâng cao năng lực, sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên, quan tâm công tác phát triển đảng viên; tập trung chỉ đạo xây dựng và ban hành: Đề án quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030; Kế hoạch luân chuyển, điều động cán bộ; Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý giai đoạn 2021 - 2025. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát; siết chặt kỷ cương, kỷ luật; phát huy vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Tăng cường công tác dân vận, nhất là công tác dân vận chính quyền. Lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức tốt đại hội một số tổ chức chính trị - xã hội đảm bảo kế hoạch đề ra.
Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TU, ngày 24/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, cải cách tài chính công, tháo gỡ các rào cản về cơ chế, chính sách, đi đôi với hoàn thiện các quy định, quy chế làm việc; đơn giản hóa, ứng dụng công nghệ thông tin để rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính, nâng tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; rà soát, sửa đổi, bãi bỏ, cắt giảm các quy định, thủ tục hành chính rườm rà, tạo môi trường thông thoáng, lành mạnh thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước đến đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Rà soát, giải quyết dứt điểm các nhiệm vụ, khó khăn, vướng mắc, nhất là những việc tồn đọng kéo dài.
Xin trân trọng cảm ơn ông! Nhân dịp năm mới, xin kính chúc ông và gia đình luôn bình an, mạnh khỏe và hạnh phúc!
Nguyễn Hiếu (thực hiện)
Bài liên quan
- Xếp hạng tín nhiệm Đầu tư: Triển vọng “ổn định” tạo hiệu ứng lan tỏa cho toàn bộ nền kinh tế
- Sẽ xử lý nghiêm tình trạng xếp hàng quá tải trọng tại cảng biển
- Trái phiếu doanh nghiệp tháng 5: Ngân hàng lên ngôi, bất động sản mất hút
- Ấn Độ hướng tới mục tiêu trở thành "trung tâm dược phẩm của thế giới”
- S&P chính thức nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam lên BB+
- Doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam để tận dụng lợi thế EVFTA
- Cần thiết phải có khung chuyển đổi số dành cho khối SMEs
- Thông tin về khả năng Việt Nam tham gia IPEF
- Hôm nay (27/5), Quốc hội thảo luận về các dự án luật: Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Thi đua, khen thưởng và Kinh doanh bảo hiểm
- Đẩy mạnh công tác cảnh báo phòng vệ thương mại sớm cho doanh nghiệp Việt
- Sự đoàn kết của phương Tây trong việc chống lại Nga có bị lung lay khi giá nhiên liệu và thực phẩm tăng?
- Đông Nam Á cần được hỗ trợ nhiều hơn trong việc nuôi dưỡng các công ty khởi nghiệp công nghệ
- Sau ngày 31/7, Dự án BOT chưa triển khai xong thu phí không dừng sẽ phải tiến hành xả trạm
- Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn hỗ trợ lãi suất khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã
- HoREA đề xuất không bổ sung quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư có thời hạn
- Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước muốn dừng cấp phép hãng bay mới
- Nhập khẩu xe dưới dạng quà biếu tặng: Tổng cục Hải quan nói gì?
- Ban hành Thông tư hướng dẫn việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
- HoREA ra đề xuất bảo vệ quyền lợi của khách hàng mua nhà ở hình thành trong tương lai
- Liệu kỳ nghỉ mùa hè có giúp phục hồi ngành du lịch sau cú sốc COVID-19?
Đọc thêm Vấn đề
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kiểm tra Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu
Chiều ngày 27/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác đã kiểm tra Dự án đầu tư xây dựng cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (tỉnh Sơn La) tại tuyến đầu dự án (Km29 đường Hòa Lạc - Hòa Bình, phường Kỳ Sơn - TP Hòa Bình). Tham gia đoàn công tác có ông Nguyễn Văn Thể, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ GTVT.
Lợi ích thiết thực của việc hưởng lương hưu khi tham gia BHXH
Chế độ hưu trí là cốt lõi của chính sách BHXH, đảm bảo an sinh xã hội lâu dài cho người lao động (NLĐ) khi hết tuổi lao động. Lương hưu có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp NLĐ đảm bảo khi về già có chi phí chi trả cho những nhu cầu sống cơ bản và có thêm thẻ BHYT (được cấp miễn phí) để chăm sóc sức khoẻ.
Xếp hạng tín nhiệm Đầu tư: Triển vọng “ổn định” tạo hiệu ứng lan tỏa cho toàn bộ nền kinh tế
Ngày 27/5, ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cho biết, thời gian tới sẽ có một số trọng tâm cần tập trung cải thiện để Việt Nam nâng hạng lên mức xếp hạng tín nhiệm Đầu tư.
Vốn FDI đăng ký mới giảm nhẹ trong 5 tháng đầu năm
Tính đến ngày 20/5/2022, vốn đăng ký mới giảm 53,4% so với cùng kỳ, nhưng vốn điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần vẫn tăng mạnh lần lượt là 45,4% và 51,6%.
Tập trung vốn cho các dự án quan trọng, cấp thiết
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ưu tiên tập trung vốn cho các dự án quan trọng, cấp thiết, có tác động lan tỏa nhanh, có khả năng giải ngân sớm và hấp thụ ngay vào nền kinh tế, phù hợp với quy hoạch, sử dụng vốn hiệu quả, bảo đảm khả năng cân đối vốn để hoàn thành dự án trong giai đoạn phục hồi.
Sẽ xử lý nghiêm tình trạng xếp hàng quá tải trọng tại cảng biển
Thứ trưởng Bộ GTVT - Nguyễn Xuân Sang yêu cầu Cục Hàng hải Việt Nam ngay trong tuần sau, phải có các văn bản gửi các Cảng vụ đề nghị tăng cường kiểm tra cân tải trọng container, xử lý việc xếp hàng quá tải trọng.
Kịp thời đồng hành với doanh nghiệp chế xuất
Tổng cục Hải quan đã có nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn, như với doanh nghiệp chế xuất chưa thực hiện thông báo đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát thì chủ động làm việc tại trụ sở doanh nghiệp để tìm hiểu nguyên nhân, đánh giá, dự kiến thời gian đáp ứng.
Cần có quy định khung giá dịch vụ khám chữa bệnh cơ sở tư nhân
Nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị cần có quy định khung giá dịch vụ khám chữa bệnh đối với cơ sở khám chữa bệnh tư nhân. Bởi, hiện nay tình trạng loạn giá tại các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân rất phổ biến, khó quản lý, mỗi nơi một giá hoặc một nơi nhiều giá, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người bệnh.
Giải pháp gỡ “điểm nghẽn” thu phí điện tử không dừng
Cần khẳng định, vấn đề tìm giải pháp để giải quyết “điểm nghẽn” về hạ tầng là trách nhiệm của cơ quan quản lý và nghĩa vụ của nhà đầu tư.
Cần thiết phải có khung chuyển đổi số dành cho khối SMEs
Theo ông Nguyễn Xuân Hoàng, Phó Chủ tịch Ủy ban Chuyển đổi số SMEs, VINASA, những thực trạng và rào cản trong quá trình chuyển số cho thấy sự cần thiết phải có khung chuyển đổi số dành cho khối SMEs, giúp cho các doanh nghiệp từng bước chuyển đổi số, bắt đầu từ đâu, làm những gì, lộ trình ra sao, đồng thời phù hợp với quy mô, loại hình từng doanh nghiêp.